Đôi Lời Từ Ban Biên Tập Compassion.vn
Thật là một nghịch lý khi xã hội ngày càng phát triển thì tỷ lệ tự tử lại ngày càng tăng. Đáng lẽ khi con người có được điều kiện tốt hơn thì chúng ta phải sống tốt và khỏe mạnh hơn mới phải. Nhưng không, chúng ta lại phải đối mặt với nhiều áp lực và phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Bản thân sự thịnh vượng không làm tăng tỷ lệ tự tử mà chính sự thay đổi trong tư tưởng của con người mới là nguyên do.
Số phận không hoàn toàn do ta nắm giữ. Nó còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác. Vì thế, đừng đổ lỗi cho bản thân khi chúng ta thất bại. Thành công trong sự nghiệp không phải là thứ có thể đánh giá giá trị của một người. Tất cả chúng ta đều xứng đáng được cảm thông hơn là khinh miệt.
Một trong những khía cạnh đáng ngạc nhiên nhất về một trong những điều đáng buồn nhất mà con người có thể làm, tự tử, là tỷ lệ tự tử tăng lên rõ rệt trong khi xã hội ngày càng giàu có và phát triển. Chúng ta mong đợi tỷ lệ tự tử sẽ thay đổi theo thời gian và địa điểm, chứ không phải sẽ tăng lên cùng với sự tăng trưởng của giàu có, tiện nghi và an ninh. Không mong đợi rằng chúng ta sẽ vô tình tạo ra các quốc gia mà nhiều người trong chúng ta tự tay kết liễu cuộc đời mình, điều đó dường như phủ nhận đi toàn bộ mục đích của việc tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, mối liên hệ đáng lo ngại này lần đầu tiên được xác định một cách thuyết phục vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà xã hội học hàng đầu người Pháp, Emile Durkheim - và tiếp tục được công nhận kể từ đó. Tỷ lệ tự tử của một quốc gia chưa phát triển như Cộng hòa Dân chủ Congo chỉ bằng một phần nhỏ so với tỷ lệ tự tử ở một quốc gia phát triển như Hàn Quốc. Yếu tố cốt yếu đằng sau quyết định kết liễu cuộc đời của một người không thực sự do sự giàu có hay nghèo đói. Như Durkheim đã tìm ra, mức độ mà nền văn hóa xung quanh gán trách nhiệm của thất bại cho các cá nhân hoặc người khác thay vì duy trì niềm tin rằng việc kém may mắn hay sự can thiệp của thế lực siêu nhiên mới là nguyên nhân.
Điều đó xảy ra khi xã hội trở nên hiện đại và công nghiệp hóa, họ thường từ bỏ niềm tin vào ma quỷ và thần thánh, thay vào đó bắt đầu tin tưởng vào chế độ nhân tài và chủ nghĩa cá nhân vốn gợi ý cho mọi người rằng số phận của họ luôn nằm trong tay họ. Điều này nghe có vẻ hay ho nhưng nó lại mang một gánh nặng tâm lý to lớn, vì nó có nghĩa là - khi thất bại xảy ra - thì cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho điều đó. Sự đảo ngược bắt đầu có vẻ như một sự phán xét khủng khiếp về giá trị của một người và sự sỉ nhục công khai mà từ đó có thể, vào lúc cực đoan nhất, dường như không có lối thoát nào khác ngoài việc tự tử.
Nhưng tự tử chỉ đơn thuần là triệu chứng cực đoan nhất của ý thức chung về trách nhiệm cá nhân. Cuối cùng, chúng ta không nên đổ lỗi cho sự giàu có của một quốc gia; mà là hệ tư tưởng của nó.
Có hai tư tưởng văn hóa lớn có thể giúp giảm bớt áp lực cho chúng ta: May mắn và Bi kịch. Tin vào May mắn là nhìn nhận một cách chính xác rằng phẩm chất và thành công trên thực tế không bao giờ liên kết một cách chắc chắn với nhau; một người có thể là một kẻ ngốc và chiến thắng - hay có thể là một người có đạo đức và thất bại. Nếu chúng ta hoàn toàn tiếp thu và chia sẻ rộng rãi quan điểm về sự may mắn, thì nỗi xấu hổ về thất bại sẽ giảm đi đáng kể cùng với sự đau khổ của chúng. Chúng ta có thể thừa nhận, công khai và với chính bản thân rằng những người tử tế có thể thất bại trong hoàn cảnh của họ và do đó, thành công trong sự nghiệp không phải là duy nhất, hay, không phải là thứ để đánh giá giá trị của một con người.
Bi kịch, bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, là câu chuyện về một người có tài và thông minh nhưng lại mắc phải một sai lầm nhỏ - tuy nhiên, điều này đã dẫn đến hậu quả kinh hoàng. Mục đích của việc trình bày những câu chuyện như vậy theo cách công khai (tại các lễ hội Hy Lạp mà cả cộng đồng phải tham dự) là để liên tục nhắc lại một tư tưởng cực kỳ quan trọng: một người có thể dễ mến, thậm chí đáng ngưỡng mộ, có thể kết thúc trong một tình huống hoàn toàn tuyệt vọng. Bi kịch là thận trọng nói về thảm họa có thể đến với cuộc sống của những người như (hoặc thậm chí tốt hơn một chút so với) chúng ta như thế nào. Họ - và cả chúng ta - luôn xứng đáng được cảm thông hơn là khinh miệt.
Durkheim hiểu rằng không phải sự phồn vinh làm tăng tỷ lệ tự tử, độc tố là một nền văn hóa vô tình độc ác gán cho chúng ta gánh nặng trách nhiệm to lớn, trong khi dường như phủ nhận sự thật rằng sự may rủi và bi kịch tất nhiên sẽ luôn tiếp tục ảnh hưởng tới số phận của chúng ta.
Giải pháp thực sự cho tỷ lệ tự tử cao nằm ở chỗ không thể ngờ tới: một hệ tư tưởng luôn nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không bao giờ là tác giả duy nhất cho số phận của mình.
Bài đăng liên quan hoặc cùng chủ đề
[Fulfill Live] Các Yếu Tố Nguy Cơ Và Dấu Hiệu Cảnh Báo Tự Tử
Tự Tử Không Thèm Quan Tâm Bạn, Nhưng Không Có Nghĩa Là Bạn Không Xứng Đáng Đối Với Cuộc Sống Này
Điều Gì Đã Giúp Tôi Vượt Qua Khi Cảm Thấy Cuộc Đời Mình Đã "Kết Thúc"
ACT - Ứng Dụng Tỉnh Thức Chánh Niệm Và Làm Rõ Giá Trị Bản Thân Trong Liệu Pháp Chấp Nhận & Cam Kết
Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).
Thông Tin Về Bài Đăng:
Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-prevention-of-suicide
Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Trang; Người biên tập: Selena;
Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.
Comments