top of page
Ảnh của tác giảCompassio

Vì sao Tâm Lý Trị Liệu lại hữu ích?

Đã cập nhật: 6 thg 5, 2019

Khi tâm trí của một người đang ở trạng thái xấu, xã hội hiện đại sẽ an ủi ta bằng ba cách: thuốc hướng tâm thần, CBT (Liệu pháp nhận thức hành vi) và tâm lý trị liệu (psychotherapy). Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng.

Các dạng thuốc được dùng cho các trường hợp khẩn cấp, những khi mà chúng ta đang trong tình trạng quá sợ hãi, lo lắng hay tuyệt vọng, đến mức việc suy nghĩ thấu đáo là chuyện không thể. Nếu được sử dụng đúng cách, dù chúng ta không nhận thức được sự hợp tác của chúng ta, các loại thuốc sẽ tác động lên tính chất hoá học của não (brain chemistry) theo một cách mà nó sẽ hỗ trợ chúng ta tiếp tục sống qua ngày - và rồi đến ngày kế tiếp. Chúng ta có thể sẽ thấy buồn ngủ, một chút nao nao trong bụng hay thậm chí là cảm giác mơ hồ trong quá trình thuốc hoạt động, nhưng ít nhất thì chúng ta vẫn còn sống - và còn hoạt động, dù ít hay nhiều.


Photo by Daniel Tafjord on Unsplash

Và chúng ta cũng có Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), thường được đưa ra bởi các nhà trị liệu và các bác sĩ tâm thần trong các phiên trị liệu kéo dài từ sáu đến mười tiếng - những buổi chúng ta được dạy các cách để tranh biện một cách đầy lí lẽ với những cảm xúc tiêu cực tạo ra bởi những hành hạ ẩn nấp trong tâm hồn ta: sự hoang tưởng, sự tự ti, sự hổ thẹn và sự hoảng loạn.

Và cuối cùng, chúng ta có trị liệu tâm lý, vốn tưởng chừng như chỉ có toàn nhược điểm. Trong các thử nghiệm khoa học, nó khó có thể cho thấy được hiệu quả của nó - thậm chí tác dụng nó còn được cho là quá ít khi soi chiếu với thước đo của các nhà thống kê. Nó yêu cầu một thời gian dài để điều trị, có thể cần đến hai buổi một tuần trong suốt vài năm - cũng vì vậy mà, đến hiện tại, là phương pháp đắt đỏ nhất mà chúng ta có thể tìm được. Nó đòi hỏi sự tham gia tích cực từ cả bệnh nhân và những người có thể ủng hộ về mặt tinh thần một cách lâu dài; sự hiệu quả sẽ không xuất hiện nếu bệnh nhân chỉ uống thuốc không thôi.

Tuy vậy, trị liệu tâm lý, trong một số trường hợp, là một lựa chọn rất hữu hiệu. Nó có thể lấy đi những đau đớn trong tâm hồn không phải nhờ một phép màu nào đó hay là từ sự vô tình, mà bởi ba lí do sau:

Những cảm xúc vốn bị che dấu trở nên rõ thấy hơn

Trị liệu tâm lí bắt nguồn từ suy nghĩ rằng chúng ta cảm thấy bất ổn về mặt tâm thần, chịu sự suy sụp hay mắc các chứng sợ bởi chúng ta không nhận thức đủ về những khó khăn mà chúng ta đang trải qua. Ở đâu đó trong quá khứ, chúng ta đã trải qua những tình huống quá đỗi đau buồn, và chúng vượt ra khỏi khả năng nhận thức và phải bị đẩy ra khỏi sự nhận thức thường ngày của chúng ta. Ví dụ như, chúng ta không thể nhớ được mối quan hệ của chúng ta với bố mẹ đã từng tốt đến thế nào, chúng ta không nhận ra những gì ta hành động mỗi khi có người muốn lại gần để làm thân với ta, hay tìm ra nguồn gốc của sự hoảng loạn của chúng ta khi tiến gần đến sex. Là nạn nhân của sự thiếu nhận thức, chúng ta không hiểu được những gì ta muốn và những điều khiến ta sợ hãi.

Trong những trường hợp như vậy, chúng ta không thể hồi phục chỉ đơn giản thông qua những buổi thảo luận, theo lời của những người ủng hộ CBT, bởi chính chúng ta cũng không biết sự phiền muộn của ta trở nên mạnh mẽ hơn là do đâu.


Photo by Callie Gibson on Unsplash

Trị liệu là công cụ để chúng ta thay đổi sự thờ ơ của chúng ta với bản thân một cách sâu sắc. Nó cho ta một không gian, mà ở đó, chúng ta sẽ có sự an toàn để nói ra mọi suy nghĩ của mình. Nhà trị liệu sẽ không thấy cảm xúc ghê tởm hay bất ngờ hay buồn chán. Họ đã thấy mọi thứ rồi. Với sự đồng hành của họ, chúng ta sẽ dần chấp nhận và dần cởi nút từng bí mật. Nhờ đó, những ý nghĩ và cảm xúc cốt yếu sẽ xuất hiện từ trong tiềm thức và được chữa lành thông qua sự tiếp xúc, thấu hiểu và liên hệ.

Chúng ta cũng có lí do thứ hai giải thích tại sao trị liệu tâm lý lại hiệu quả:


Sự chuyển di

Sự chuyển di là thuật ngữ được dùng để miêu tả cách mà một bệnh nhân “soi chiếu” những mặt quan trọng và đau buồn nhất của một mối quan hệ trong quá khứ thông qua nhà trị liệu của mình.

Ví dụ, một bệnh nhân có cha mẹ với xu hướng hay trừng phạt thường chắc rằng nhà trị liệu sẽ nghĩ anh/cô ấy khó chịu hoặc tẻ nhạt. Hay với một bệnh nhân từng phải giữ cho bố hoặc mẹ mắc chứng trầm cảm thật vui vẻ trong suốt tuổi thơ, anh/ cô ấy có thể sẽ cảm thấy anh/cô ấy cần phải tỏ vẻ tươi cười mỗi khi một chủ đề buồn nào đó được đề cập.

Chúng ta “chuyển di” như vậy rất nhiều lần trong cuộc sống bình thường, nhưng lại không được chú ý hay giải quyết. Tuy nhiên, trị liệu có thể hiểu như một bài thử nghiệm được kiểm soát, và ở đó, chúng ta sẽ được học về cách theo dõi những gì ta định làm, hiểu được điều gì thôi thúc bạn làm việc ấy - và rồi ta sẽ điều chỉnh hành vi của chúng ta theo hướng tích cực hơn. Nhà trị liệu có thể sẽ nhẹ nhàng hỏi bệnh nhân lí do tại sao họ nghĩ họ là người đáng ghê tởm. Hoặc họ sẽ dẫn dắt họ để thấy rằng việc họ giả vờ vui vẻ cũng chỉ là để che đậy nỗi buồn và sự sợ hãi mà thôi. Bệnh nhân sẽ dần nhận ra sự bóp méo những kỳ vọng tạo ra bởi quá khứ của họ - và từ đó xây dựng những phương thức khác ít tự hại hơn để tương tác với mọi người họ sẽ gặp gỡ sau này.

Mối quan hệ tốt đẹp đầu tiên

Nhiều người trong chúng ta đã từng bị tổn thương bởi hệ quả của những mối quan hệ xấu trong quá khứ. Khi chúng ta còn bé và không thể tự vệ, chúng ta không có cơ hội tiếp xúc với những người đáng tin, những người sẽ lắng nghe chúng ta, những người tạo ra những ranh giới đủ gần với chúng ta và giúp ta cảm thấy được chấp nhận và xứng đáng với những gì ta có.

Tuy nhiên, khi mọi thứ đều diễn ra thật tốt đẹp, nhà trị liệu sẽ là người đáng tin và là người ủng hộ nhiệt thành đầu tiên chúng ta từng gặp gỡ. Họ trở thành vị phụ huynh mà chúng ta cần nhưng chưa bao giờ có. Với sự đồng hành của họ, chúng ta được làm lại những tháng ngày tồi tệ trong quá trình phát triển của chúng ta và được sửa lại mọi thứ cùng với một cái kết có hậu hơn. Giờ đây, chúng ta có thể bày tỏ mọi nhu cầu, chúng ta có thể tức giận hay mệt mỏi một cách trọn vẹn và họ sẽ lắng nghe tất cả - chữa lành bao năm tháng chúng ta phải trải qua đau khổ.

Một mối quan hệ tốt sẽ trở thành hình mẫu cho những mối quan hệ bên ngoài cánh cửa phòng trị liệu. Giọng nói ôn hoà, thông thái của nhà trị liệu sẽ trở thành một phần của cuộc hội thoại trong tâm tư của ta. Chúng ta sẽ dần hồi phục nhờ sự tiếp xúc liên tục và lặp lại với sự bình ổn và nhân từ.

Vài điều lưu tâm: Trị liệu tâm lý không phải là thứ có tác dụng với tất cả mọi người; một người phải tìm được đúng nơi trong tâm trí của người kia. một người phải gặp được một nhà trị liệu tốt và phải sẵn sàng dành thời gian và sự quan tâm cho quá trình ấy. Nhưng điều ấy cũng có nghĩa rằng: trị liệu tâm lý vẫn có thể là phương thức tốt nhất chúng ta có thể có.


 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).

 
Về Bài Đăng:

Người dịch: Nguyen Trang Người biên tập: Diệu Hiền

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing

Về Compassion: www.compassion.vn/about

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page