Hầu hết các mối quan hệ thân mật lâu dài đều trải qua những giai đoạn tương tự như nhau. Khởi đầu là niềm đam mê, chuyển dần sang cam kết và ổn định, trải qua những thử thách độc nhất dành riêng cho mỗi cặp, và sau đó hoặc úa tàn hoặc tái sinh.
Cách mà đối phương kiểm soát niềm vui và nỗi đau buồn của họ sẽ góp phần quyết định hướng tiếp theo mà họ đi. Nếu họ cùng nhau vun đắp và xây dựng một nền tảng vững vàng trong khoảng thời gian cả hai cùng đối mặt với những thách thức, họ sẽ có cơ hội phát triển mối quan hệ một cách sâu sắc, tốt đẹp và kết nối hơn. Nhưng nếu có quá nhiều khó khăn và thách thức ập đến một cách thường xuyên với thời gian kéo dài lâu, hay để lại quá nhiều vết thương lòng, thì dù có là một bản thể tốt nhất thì cuối cùng họ cũng sẽ phải gục ngã theo thời gian.
Đáng buồn thay, hầu hết những gì tôi có thể thấy khi họ đối mặt với những vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định, là họ không có khả năng phục hồi lại như trạng thái ban đầu vốn có, rằng những tổn thương đó không thể đổi lại được những gì mà họ đã mất. Kiệt sức và nản lòng, họ không có cách nào để tìm về lại cảm giác của tình yêu một thời mà họ đã trao đi sự tin tưởng. Những sự va chạm tương tác tiêu cực cũng như cách thức không hiệu quả trong việc chữa lành dần tích tụ lâu ngày khiến cho vết thương càng thêm đau đớn.
Nhưng không, họ đâu muốn từ bỏ.
“Chúng tôi đã cùng nhau trải qua suốt 18 năm trời dài đằng đẵng. Cạn kiệt tài chính, con cái bệnh nặng, rất nhiều lần đổi việc, cha mẹ ly hôn, nếu như bạn bắt tôi phải kể. Chúng tôi cảm thấy dù đã hết lòng cho đi nhưng sau tất cả, những gì mà tôi nhận lại vẫn chỉ là một khoảng không trống rỗng. Hầu như ánh mắt mà chúng tôi chạm nhau sau này đều kèm theo sự sẵn sàng chiến đấu và chúng tôi thật sự đã không thể hỗ trợ người kia trở nên tốt hơn như trước nữa. Chúng tôi hỏi nhau hết lần này đến lần khác, có phải đã đến lúc chúng ta nên rời nhau? Nhưng không, chúng tôi vẫn bên nhau và cùng nhau tìm kiếm một điều kì diệu nào đó dù chỉ 1 phần khả thi nhỏ nhất.”
“Cả hai chúng tôi đã từng hẹn hò rất nhiều, vẫn với sự mong đợi có ai đó ngoài kia có thể vừa trân trọng những giá trị tốt đẹp của bản thân ta vừa có thể gánh cả phần trách nhiệm thuộc về ta. Nhưng điều đó thì không tưởng. Khi mà mọi thứ đi vào đúng quỹ đạo của nó. Chúng ta đã từng ở trong trạng thái đấu tranh với tất cả, và rồi những khó khăn xuất hiện trên con đường ta đi chỉ làm chúng ta thêm mạnh mẽ hơn.
Thế rồi, cách đây đôi ba năm, chúng tôi gặp phải biến cố. Con của chúng tôi bệnh rất nặng, Ken mất việc, cha mẹ tôi chuyển đến trại dưỡng lão. Chúng tôi thật sự kiệt sức đến độ trong đầu chỉ lảng vảng mãi hình ảnh chúng tôi được ngồi xuống và uống cốc nước nghỉ ngơi, nhưng điều đó là điều không tưởng. Chúng tôi bắt đầu cãi nhau chỉ bởi vì những chuyện vặt vãnh, và rồi chúng tôi không thể tìm thấy điểm chung để giải quyết vấn đề cùng nhau nữa. Tôi biết chúng tôi chưa từng muốn kết thúc, và thật sự chúng tôi đã làm hết tất cả những gì có thể, nhưng thật sự hơn ai hết, tôi hiểu rằng chúng tôi đã gặp rắc rối to rồi.”
Những dấu hiệu tiêu cực này là tiếng khóc của sự thống khổ bị tích tụ lâu ngày, thế nhưng họ - những cặp đôi này vẫn không thể tưởng tượng được một cuộc sống khi không có nhau. Họ biết họ không thể chịu được hơn nữa tình trạng mối quan hệ xuống cấp như hiện tại, nhưng lại không thể tưởng tượng hình ảnh mình phải từ bỏ người còn lại và tiếp tục bước tiếp.
Đây là những cặp đôi trải qua nhiều thử thách mà không có sự tác động sâu sắc từ tôi. Tôi biết rằng họ đang ở rất gần với vạch ranh giới của sự kết thúc và điều đó dường như khiến họ dốc hết sức lực của mình để làm tất cả những gì mà họ có thể. Sự cộng hưởng của việc tuyệt vọng và lời cam kết gắn bó quả thật rất chân thật và cảm xúc
Cách tốt nhất tôi có thể làm để họ hiểu mình vẫn còn có hy vọng là cho họ một cơ hội để họ đưa ra câu trả lời và đi cùng với nó là sự có mặt hiện diện của đối phương. Càng nhiều câu hỏi mà họ nắm chắc về câu trả lời, thì cơ hội về bên nhau của họ sẽ càng cao.
1. Liệu chúng ta vẫn còn đó sự thấu cảm chứ?
Tôi thường đặt ra câu hỏi cho một trong hai người rằng họ cảm thấy thế nào nếu người kia đột nhiên trở bệnh rất nặng hoặc đối mặt với những thử thách không thể lường trước được ngoài phạm vi mối quan hệ? Câu trả lời từ những cặp đôi sẽ chính là điểm lưu ý. Một mối quan hệ có hy vọng là khi cả hai người phải có cảm giác của sự thấu cảm, thân thuộc và biết quan tâm một cách chủ động trước khi họ hình dung ra một cuộc khủng hoảng lớn như thế.
2. Liệu có phải ý nghĩ xa nhau mãi mãi gây ra sự đau buồn hơn là nhẹ nhõm?
Khi những cặp đôi gặp rắc rối, những điều tiêu cực sẽ càng trở nên khó chấp nhận. Phản ứng đầu tiên của việc xa nhau có lẽ sẽ là cảm giác nhẹ nhõm, nhưng nếu tôi đẩy họ vào một tương lai có thể thấy trước, họ nhận ra rằng việc nhẹ nhõm ấy chẳng qua là cảm giác ban đầu khi mà nỗi đau đang âm ỉ của họ tạm thời ngừng rỉ máu.
3. Bạn sẽ cảm thấy ổn chứ nếu phải buông hết tất cả những gì các bạn đã từng tạo dựng cùng nhau?
Những người đã ở bên nhau một khoảng thời gian dài có nhiều hơn những gắn kết trong mối quan hệ. Bạn bè thân quen, gia đình đôi bên, những đứa trẻ, tài chính và đầu tư, những cam kết về tinh thần, những lời hứa, cả những ước mơ về tương lai, và rồi họ sẽ phải từ bỏ tất cả nếu họ quyết định bỏ lại đằng sau mối quan hệ của mình.
4. Liệu bạn có tưởng tượng ra một cuộc sống tốt hơn nếu chúng ta không có nhau?
Một câu hỏi mang tính quyết định. Tôi thường dành câu hỏi này cho các cặp đôi nếu họ tránh né những gì đã diễn ra ở quá khứ hay đang mơ tưởng tới một cuộc sống nào đó sống động hơn, nhiều hy vọng hơn hay gần như thế. Điều đó đặc biệt đúng nếu họ cảm thấy rằng cuộc sống mới sẽ bị cản trở hoặc về cơ bản là không thể, họ sẽ mang một người đồng hành khác đi cùng.
5. Có bất kỳ sự phá vỡ thỏa thuận nào bạn cảm thấy không thể vượt qua dù cho những điều tốt lành còn lại vẫn ở đó?
Đôi khi có những lỗi lầm của người kia mà đối phương phải cố gắng tha thứ và cho qua nhưng chưa thể làm được. Nhất là việc ngoại tình và những việc khác nữa. Những ràng buộc với ma túy, rượu, thậm chí công việc hay sở thích, những mối quan tâm về tâm linh, hay bất kỳ sự theo đuổi nào thì nó đều chiếm một phần thời gian nhất định của mối quan hệ. Việc thiếu sự cân bằng trong sự phân chia nguồn lực như thời gian, tình yêu thương, năng lượng, vân vân, sẽ làm mối quan hệ gặp rắc rối.
6. Bạn có thể dập tắt những phản ứng đối với những ngòi nổ kích hoạt nên rắc rối trong quá khứ với một phản ứng khác đi?
Những cặp đôi với những mâu thuẫn và xung đột chiếm đa phần hơn là những lần chữa lành cùng nhau sau thì một thời gian dài sẽ trở nên nhạy cảm hơn với người kia. Thường thì nhiều lần chạm trán mới gây nên một cuộc tranh cãi, và cứ thế, sau này, chỉ cần một cái liếc mắt, một tông giọng khác đi, hay những nhất cử nhất động dù là nhỏ nhất cũng đủ làm mọi thứ trở nên xáo trộn.
Những người nhận ra sự thật rằng giữa họ trở nên nhanh chóng đi vào trạng thái chiến đấu mất kiểm soát mà không cần biết thêm điều gì nữa, hơn thế còn phải sẵn sàng để kiểm soát nó, quay trở lại với thực tế trở nên dễ thở hơn, và tìm kiếm một cách thức thay thế hoặc để bùng nổ hoặc rút lui.
7. Chúng ta vẫn có thể cùng nhau đón nhận niềm vui chứ, về bất kể điều gì trên đời?
Sự hài hước, khi không đề cập theo hướng châm biếm hay chỉ một chiều, thì nó chính là phần cốt lõi của một tình bạn lâu bền và còn có khả năng chữa lành cho các cặp đôi. Tiếng cười làm dịu nhẹ và đưa sự căng thẳng trở lại thăng bằng. Nhưng khi sự hài hước biến thành nỗi sỉ nhục, nhạo báng, gây khó chịu, hay chỉ đơn giản là trêu chọc, cũng là lúc nó mất đi phép màu của sự chữa lành.
Ta có thể nhìn thấy những tín hiệu của yêu thương phát ra giữa hai người yêu nhau khi họ trông thấy bản thân bật cười cùng lúc với đối phương trước một cảnh phim hay hay trước một trò hề của cậu bạn.
8. Có một ai khác ẩn trong bóng tối?
Đó là sự nguy hiểm. Mối quan hệ được coi là gặp nguy, dù cho hai người có quan tâm đến nhau nhiều bao nhiêu, cũng không thể cưỡng lại được sự ham muốn, sự hứng thú, ma thuật của mối quan hệ mới âm ỉ mới hình thành.
9. Các bạn có cùng chịu trách nhiệm cho những sai lầm chung?
Việc đổ lỗi tất cả cho một phía tạo ra sự nguy hiểm cho một mối quan hệ không bền vững. Quan trọng là từ hai phía phải có sự sẵn lòng xem xét những gì họ cho đi để xây dựng mối quan hệ và từ khước đi những điều làm hại đến nó.
10. Bạn đã từng vượt qua sự chán nản và mất mát như thế nào?
Trong các mối quan hệ trước đây, bạn đã vượt qua những cuộc khủng hoảng như thế nào? Chúng ta đang nói về sự phục hồi cá nhân, khả năng vực dậy tinh thần. Khi một trong hai đang gặp khó khăn, sẽ có khả năng người còn lại trở thành điểm tựa cho người kia đến khi khó khăn qua đi. Những hiểu biết ở đây cực kỳ quan trọng với sự trưởng thành trong khoảng thời gian khó khăn.
11. Có hay không những thách thức hiện có tích tụ trong cuộc sống hằng ngày đe dọa đến sự lành mạnh trong mối quan hệ của bạn?
Đôi khi mối quan hệ bản thân nó không tự có những trắc trở, mà chính nó mới là nạn nhân của những tác động bên ngoài làm giảm khả năng gắn kết giữa hai người. Chúng có thể là những căn bệnh dài hơi, vấn đề tài chính dài hạn, những đứa trẻ cứng đầu, hay thất bại cá nhân tạo ra sự cạn kiệt cảm xúc và thể chất đến bất ngờ.
Điều quan trọng là đôi-bạn-đồng-hành này phải nhận biết được rằng những điều đó không phải do chính bản thân họ gây nên, và hiểu ra cách thức để giải quyết nó như những người cùng thuyền. Các cặp vợ chồng cảm thấy bị cô lập và không có sự giúp đỡ về mặt xã hội hoặc tâm lý có thể trở thành con mồi cho sức nặng của quá nhiều áp lực mà họ không thể vượt qua.
12. Liệu bạn có còn mong mỏi được gặp nhau không?
Câu hỏi này sẽ mở ra một câu trả lời quan trọng. Nhữg cặp đôi tuyệt vọng của tôi vẫn còn tìm kiếm nhau và tìm ở đó sự an ủi khi một trong hai bị tổn thương. Chỉ khi thời gian trôi qua, khó khăn mới lại trở lại. Tuy nhiên, dù cho là khoảnh khắc nào, thì khi hai người xa cách nhau, họ vẫn nhớ nhau như lần đầu.
Có thể khẳng định hơn về câu trả lời trong câu hỏi này, những cặp đôi càng có vẻ khắng khít nhau, thì khả năng họ muốn trở lại về bên nhau càng cao hơn. Họ có thể nhìn thấy lại hình ảnh ngày mà họ nói "đồng ý" với người kia, họ có nhiều hy vọng hơn nữa. Tất cả các câu hỏi đều cùng một cốt lõi và nói về cùng một thứ: "Anh không muốn một cuộc sống không có em. Xin đừng từ bỏ chúng ta."
---------------------
Người dịch: Hải Yến ; Người biên tập: Diệu Hiền
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Comentarios