Suy nghĩ về chính bản thân chúng ta – về cảm xúc, về quá khứ, những mong cầu và hy vọng – là một thứ cực kỳ khó nhằn mà hầu hết chúng ta dành rất nhiều nỗ lực để né tránh phải làm. Chúng ta tránh xa chính bản thân mình, bởi quá nhiều thứ chúng ta có thể khám phá ra, có nguy cơ gây đau khổ cho chính mình. Chúng ta có lẽ sẽ tìm thấy chính mình, trong bối cảnh: rất tức giận và oán giận một số người nhất định mà chúng ta vô cùng yêu thương. Chúng ta có thể tìm ra rất nhiều lý do để chúng ta đổ tội cho những lỗi lầm và hiểu nhầm mà chúng ta gây ra. Chúng ta có thể nhận thấy rằng dù chúng ta muốn là một người đoan chính, tuân thủ pháp luật, chúng ta lại có những ảo tưởng theo hướng kì dị và kinh hoàng. Chúng ta có thể nhận ra chúng ta đã tổn thất nặng nề và cần thay đổi mối quan hệ và sự nghiệp của chúng ta.
Chúng ta che giấu rất nhiều điều, chúng ta là những kẻ nói dối tài tình. Thật là một bi kịch của loài người khi chúng ta tự nhiên chính là những kẻ nói dối như vậy. Kỹ thuật của chúng ta thì phức tạp và rất khó nhận ra. Hai điều đặc biệt đáng chú ý là: thói quen suy nghĩ quá nhiều của chúng ta, và ngược lại, khuynh hướng suy nghĩ quá ít của chúng ta.
Khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều, về bản chất, chúng ta đang lấp đầy tâm trí bằng những ý tưởng ấn tượng, bộc lộ trí thông minh của chúng ta với thế giới nhưng tinh tế để đảm bảo rằng chúng ta không dành nhiều thời gian để nhớ lại những cảm xúc cũ về sự thiếu hiểu biết hay bối rối trong khi sự phát triển về tính cách của chúng ta vẫn không thay đổi.
Chúng ta viết những cuốn sách dày về vai trò của trái phiếu chính phủ trong các cuộc chiến tranh Napoléon hoặc xuất bản rộng rãi về ảnh hưởng của Geoffrey Chaucer đối với tiểu thuyết Nhật Bản giữa thế kỷ 19. Chúng ta cố gắng đạt được những bằng cấp từ các viện nghiên cứu hoặc các vị trí trên các ban biên tập của các tạp chí khoa học. Tâm trí của chúng ta bị nhồi nhét với những dữ liệu phức tạp. Chúng ta có thể bình luận sắc sảo trên bàn ăn tối, về người đã viết cuốn Enchiridion (Epictetus) hay “cuộc đời và sự nghiệp” của Đạo Nguyên Hi Huyền (Dōgen) (người được cho là sáng lập tông phái Thiền Tào Động). Nhưng chúng ta không nhớ nhiều lắm về cuộc sống chỉ cách đây không lâu, khi phải trở lại ngôi nhà xưa cũ, khi cha bỏ đi, mẹ thôi mỉm cười và niềm tin của chúng ta thì tan vỡ thành từng mảnh từng mảnh.
Chúng ta vận dụng kiến thức và những ý tưởng chứa đựng sự uy tín để đứng ra bảo vệ chống lại sự xuất hiện của những định nghĩa tầm thường, mà không phải là những kiến thức cần thiết từ trải nghiệm quá khứ của chúng ta. Chúng ta chôn những câu chuyện cá nhân dưới vô số những quyết định. Việc đào lại những thông tin thì được cho là nhu nhược và yếu đuối, bên cạnh những nhiệm vụ được cho là to lớn hơn như giải quyết một hội nghị về các chiến lược chính trị của Dona Maria đệ nhất hay vòng đời của loài bạch tuộc Indonesia.
Chúng ta dựa vào sự quyến rũ của những gì mà chúng ta học được để đảm bảo rằng chúng ta sẽ không cần học về những nỗi đau mình đã trải qua.
Và rồi thói quen suy nghĩ quá ít của chúng ta được sinh ra.
Ở đây chúng ta giả vờ rằng chúng ta suy nghĩ đơn giản hơn chúng ta thât sự là và rằng tâm lý học là vô nghĩa và phiền phức chẳng đề làm gì cả. Chúng ta dựa vào phiên bản có ý thức chung mạnh mẽ để ngăn chặn sự phức tạp khó xử của chính chúng ta. Chúng ta ngụ ý rằng chúng ta không suy nghĩ quá nhiều, cơ bản là, biểu hiện của dạng trí thông minh cao cấp.
Ở công sở, chúng ta chế giễu và tính toán cách thức chống lại các nhu cầu phức tạp của bản chất con người. Chúng ta loại bỏ những phương pháp xem xét cá nhân như là những tưởng tượng vô lý hoặc kỳ lạ, điều này có nghĩa là việc tiết lộ đời sống nội tâm là bất khả thi và không đáng trân trọng. Chúng ta dựa dẫm vào tâm trạng thực tế vào lúc 9 giờ sáng ngày thứ hai để tránh những cảm xúc nội tâm phức tạp vào lúc 3 giờ sáng ngay đêm hôm trước, khi toàn bộ bức màn về sự tồn tại của chúng ta trở thành câu hỏi nghi vấn chống lại chúng ta, từ bức nền của hàng triệu ngôi sao, lan tỏa như những viên kim cương trên lớp áo nhung đen tuyền. Khi đang thể hiện thái độ về ý thức chung, chúng ta làm cho những khoảnh khắc lo lắng cơ bản nhất trở nên bùng phát - hơn là trở thành cơ hội quan trọng cho tiếng nói nội tâm thể hiện như nó thật sự là.
Chúng ta khao khát mong muốn được hiểu rằng nhân cách của chúng ta không bi thảm, nó giản đơn và vô cùng dễ hiểu – để tránh xa những người lạ, mà không phải là những sự thật hữu ích về bản chất thật sự của chúng ta.
Việc bảo vệ cảm xúc thật không liên quan đến cảm xúc cao cả. Nó là cảnh báo thiết yếu và vị kỷ. Chúng ta cần trò chuyện thật sự với chính bản thân chúng ta nhiều hơn, bởi chúng ta sẽ phải trả một cái giá đắt cho những lời nói dối. Với những sự lừa dối, chúng ta đang tước bỏ cơ hội để trưởng thành. Chúng ta tắt đi một lượng lớn phần tử của tâm trí và trở nên ngừng sáng tạo, cáu kỉnh và hiếu chiến, trong khi mọi người xung quanh chịu đựng sự cáu kỉnh, u ám, sự vui vẻ giả tạo hay sự hợp lý hóa tính phòng thủ của chúng ta. Việc từ chối mặt kỳ lạ của chúng ta sẽ khóa lại bản chất thật sự của chúng ta, dẫn đến chứng mất ngủ, nói lắp hoặc trầm cảm; trả lại cho những suy nghĩ mà chúng ta vô cùng cẩn trọng để không nghĩ đến. Sự “tự hiểu biết về chính mình” thì không xa xỉ nhiều như là một điều kiện tiên quyết cho một thước đo cho sự tỉnh táo và sự thoải mái từ bên trong.
Trong quá trình dịch bản dịch bên trên, chúng tôi tìm thấy một bản dịch mà theo chúng tôi là "nó thể hiện tốt hơn nội dung bài viết gốc", so với bản dịch của Compassion. Vì vậy chúng tôi xin dẫn link để mời bạn đọc thêm bản dịch ấy, và tìm cách cải thiện để có phiên bản dịch tiếp sau tốt hơn cho bài này. Bản dịch từ Cát Đằng: https://spiderum.com/bai-dang/Nghi-qua-nhieu-va-nghi-qua-it-9ur
Về bản dịch của Compassion:
- Người dịch: Hải Yến và Phạm Đại Bàng
- Dịch theo chủ đề "The Self" của Compassion: www.compassion.vn/the-self
- Bản gốc: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/thinking-too-much-and-thinking-too-little/
Comments