Lời dẫn từ ban biên tập Compassion.vn:
Compassion giới thiệu đến bạn một bài viết chi tiết, đầy đủ về Music Therapy. Đây là bài viết có trích dẫn nhiều nghiên cứu, thông tin chuyên môn - có thời lượng rất dài. Phù hợp cho expert - chuyên gia. Bạn đọc cân nhắc dành thời gian nghiên cứu trước khi đọc.
Nhiều thuật ngữ trong bài còn quá mới mẻ trong tiếng Việt, xin độc giả lượng thứ và kiên nhẫn nếu bản dịch chưa hoàn hảo. Xin hãy góp một tay cùng chúng tôi cải thiện: www.compassion.vn/crowdsourcing.
Bạn đã từng như thế này chưa? Bạn đang bắt đầu một ngày mới như mọi ngày, bỗng nhiên có một bài hát đưa bạn quay trở về thời điểm đặc biệt nào đó trong cuộc đời. Bài hát đó có thể làm bạn nhẹ nhàng hơn, hạnh phúc hơn, hay cũng có thể là buồn rầu hơn. Nhưng có một điều chắc chắn là, ai trong chúng ta cũng có thể là chứng nhân cho sức mạnh của âm nhạc.
Bạn biết không, liệu pháp âm nhạc (hay trị liệu bằng âm nhạc - music therapy) tự nó là một liệu pháp dựa trên bằng chứng?. Hãy đọc để hiểu hơn về liệu pháp tuyệt vời này – liệu pháp trị liệu âm nhạc.
Các chủ đề trong bài bao gồm:
Trị liệu bằng âm nhạc là gì và nó hoạt động như thế nào?
Cái nhìn ở góc độ tâm lý học
Sơ lược về lịch sử của liệu pháp âm nhạc
Tìm hiểu và nghiên cứu
Những loại liệu pháp âm nhạc và phương pháp trị liệu âm nhạc
Danh sách các kĩ thuật trị liệu âm nhạc
Liệu pháp trị liệu âm nhạc là gì
Những loại nhạc cụ tuyệt vời nhất trong liệu pháp âm nhạc
Những ứng dụng trị liệu âm nhạc sẵn có
https://voices.no - Diễn đàn về trị liệu âm nhạc
Quan điểm về trị liệu âm nhạc
5 cuốn sách hay nhất về trị liệu âm nhạc
Những bài viết nên đọc
5 video đáng xem trên Youtube
Thông điệp đáng nhớ
Thông tin tham khảo
Trị liệu bằng âm nhạc là gì và hoạt động như thế nào?
Bruscia (1991) định nghĩa trị liệu âm nhạc là quá trình tương tác giữa các cá nhân thông qua âm nhạc, giúp thân chủ cải thiện, chữa lành và duy trì sức khỏe tinh thần (Maratos, Gold, Wang & Crawford, 2008).
Không lâu sau, vào năm 1998, Bruscia đã đề xuất một định nghĩa thay thế. Ông cho rằng, đây là quá trình can thiệp có hệ thống của nhà trị liệu giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, thông qua việc sử dụng những trải nghiệm âm nhạc và mối quan hệ phát triển thông qua âm nhạc như là một động lực để thay đổi (Geretsegger, Elefant, Mössler & Gold, 2014).
Liệu pháp trị liệu bằng âm nhạc có đơn thuần là sử dụng âm nhạc trong trị liệu? Định nghĩa của Bruscia đã chứng minh, trị liệu bằng âm nhạc phức tạp hơn nhiều. Cũng đừng nhầm lẫn với "y học âm nhạc" - chỉ can thiệp thông qua những chuyên gia y tế hay chăm sóc sức khỏe (Bradt & Dileo, 2010).
Trong một định nghĩa khác, phương pháp trị liệu âm nhạc còn được thực hiện bởi những nhà trị liệu được đào tạo bài bản (Bradt & Dileo, 2010).
Vậy phương pháp trị liệu âm nhạc hoạt động như thế nào? Minh chứng cho rằng, có 5 yếu tố góp phần vào ảnh hưởng của liệu pháp âm nhạc
Điều hướng sự chú ý (Koelsch, 2009)
Âm nhạc thu hút sự chú ý để từ đó loại bỏ những tiêu cực (lo lắng, đau đớn, hoặc những điều tương tự). Do vậy, người ta sử dụng âm nhạc để làm giảm bớt những đau đớn trong suốt quá trình điều trị y tế.
Điều hướng cảm xúc (Koelsch, 2009).
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, âm nhạc có thể điều chỉnh hoạt động của các vùng não, liên quan đến quá trình khởi đầu, tạo ra, duy trì, chấm dứt và điều tiết cảm xúc.
Điều hướng nhận thức (Koelsch, 2009).
Âm nhạc cũng điều chỉnh nhận thức. Âm nhạc liên quan đến các quá trình của việc ghi nhớ (gồm mã hóa, lưu trữ, và giải mãi thông tin âm nhạc và các sự kiện liên quan đến âm nhạc), bao gồm việc phân tích cú pháp và ý nghĩa âm nhạc.
Điều hướng hành vi (Koelsch, 2009).
Phương pháp trị liệu này thông qua việc điều chỉnh hành vi. Âm nhạc gợi lên những hành vi có chuyển động như đi bộ, nói chuyện và nắm bắt.
Điều hướng giao tiếp (Koelsch, 2009).
Quả thực, âm nhạc là một phương tiện giao tiếp. Vì thế, âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong các mối quan hệ, và được ám chỉ để định nghĩa cho phương pháp trị liệu âm nhạc.
Tương tác âm nhạc trong trị liệu, đặc biệt là âm nhạc ngẫu hứng, đóng cả hai vai trò phi ngôn ngữ và tiền ngôn ngữ (Geretsegger et al., 2014).
Âm nhạc cho phép những người sử dụng ngôn ngữ tiếp cận với những trải nghiệm đầu tiên về ngôn ngữ (Geretsegger et al., 2014).
Âm nhạc cũng giúp người phi ngôn ngữ có cơ hội giao tiếp với người khác mà không cần từ ngữ (Geretsegger et al., 2014).
Âm nhạc cho phép mọi người tương tác nhiều hơn thông qua cảm xúc, để xây dựng mối quan hệ hơn là dựa vào ngôn ngữ bằng lời nói (Geretsegger et al., 2014)
Sự tương tác cũng diễn ra khi chúng ta lựa chọn âm nhạc phù hợp với mỗi cá nhân. Chẳng hạn như âm nhạc phản ánh vấn đề mà họ đang đối mặt (Geretsegger et al., 2014).
Ai cũng được khuyến khích phản ánh vấn đề của họ bằng một bài hát, hay là những cảm xúc mà âm nhạc mang đến (Geretsegger et al., 2014). Đối với những người có thể dùng lời nói, thì trị liệu âm nhạc còn phản ánh nội dung lời nói của họ thông qua tiến trình âm nhạc (Geretsegger et al., 2014).
Cái nhìn ở góc độ tâm lý học
Ở góc độ tâm lý học, trị liệu bằng âm nhạc là một thách thức lớn. Trên thực tế, trị liệu âm nhạc đã được đưa ra bàn luận rất nhiều (Hillecke, Nickel & Volker Bolay, 2005).
Tâm lý học trong âm nhạc cũng có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu khác (Wigram, Pedersen & Bonde, 2002). Trị liệu bằng âm nhạc là một lĩnh vực đa ngành, chúng thực sự là một ngành khoa học sáng tạo từ nhiều lĩnh vực âm nhạc học, tâm lý học, âm vực học, xã hội học, nhân chủng học, thần kinh học (Hillecke et al., 2005; Wigram et al., 2002).
Các nhà tâm lý học sử dụng kinh nghiệm và những phép chẩn đoán như bảng câu hỏi, và mô hình nhận thức, để phân tích những gì diễn ra trong quá trình trị liệu (Hillecke et al., 2005).
Những chủ đề quan trọng trong tâm lý học của âm nhạc là:
Chức năng của âm nhạc trong cuộc sống và lịch sử nhân loại
Chức năng của âm nhạc trong cuộc sống và nhân dạng con người
Nhận thức thính giác và trí nhớ trong âm nhạc
Biểu tượng thính giác
Quá trình tiếp nhận âm nhạc của não bộ
Nguồn gốc của khả năng âm nhạc và sự phát triển của kĩ năng âm nhạc
Ý nghĩa của âm nhạc và sở thích âm nhạc cho sự hình thành bản sắc
Thành phần và biểu hiện của âm nhạc trong tâm lý (Wigram et al., pp 45 – 46).
Để hiểu rõ hơn về cách mọi người nghe và nhận thức âm thanh, hãy tìm hiểu về tâm lý học âm thanh (Wigram et al., 2002). Một khía cạnh quan trọng khác của tâm lý học âm nhạc là sự hiểu biết về tai người, cũng như cách não bộ tham gia vào sự đánh giá của âm nhạc (Wigram et al., 2002).
Tâm lý học âm nhạc trọn đời đề cập đến mối quan hệ cá nhân với âm nhạc như là một quá trình phát triển suốt đời (Wigram et al., 2002).
Sơ lược về lịch sử của liệu pháp âm nhạc
Tổ chức trị liệu âm nhạc lớn nhất thế giới - Hiệp hội trị liệu âm nhạc Hoa Kỳ chính là tổ chức tiên phong cho phương pháp trị liệu âm nhạc từ năm 1789 (Greenberg, 2017). Tài liệu tham khảo sớm nhất về liệu pháp âm nhạc là một bài báo có tên “Vật lý nhạc học xem xét”, được xuất bản trên tạp chí Columbia (Greenberg, 2017). Trước đó rất lâu, Pytago - Pythagoras (c.570 - c. 495 TCN), nhà triết học và toán học Hy Lạp đã quy định một loạt các thang âm và chế độ âm nhạc để chữa trị cho các trường hợp về thể chất và tâm lý (Greenberg, 2017).
Có lẽ, David là nhân vật đầu tiên được nhắc đến liên quan đến trị liệu âm nhạc ở kinh thánh Do Thái. Chuyện kể rằng, ông là một nhạc sĩ lão luyện, đã chữa khỏi bệnh trầm cảm của Vua Saul thông qua âm nhạc (Greenberg, 2017). Điều này được nhắc đến trong Chương 16 của Tiên Tri - Prophets: “Rằng bất cứ khi nào tinh thần u sầu từ Chúa đến với Sau-lơ, David sẽ cầm lyre (đàn Lia) và chơi nó. Sau đó, Sau-lơ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và không còn thấy u sầu nữa.” (1 Samuel, 16:23).
Có nhiều sự kiện liên quan đến trị liệu âm nhạc đã xuất hiện từ rất sớm. Cho dù các văn bản tôn giáo có chính xác về mặt lịch sử hay không, thì âm nhạc cũng đã được ghi lại như một phương pháp trị liệu (Greenberg, 2017).
Trong thế kỷ 20, sau Thế chiến I và Thế chiến II, liệu pháp âm nhạc nổi lên như một nghề chân chính (Hiệp hội trị liệu âm nhạc Mỹ, n.d.). Cả nhạc sĩ nghiệp dư và chuyên nghiệp đều đến bệnh viện chơi nhạc cho các cựu chiến binh bị chấn thương (Hiệp hội trị liệu âm nhạc Mỹ, n.d.). Tác động của âm nhạc với thân chủ là những phản ứng về thể chất và cảm xúc. Chính điều này đã thôi thúc các bác sĩ và y tá thuê nhạc sĩ. Và rõ ràng là các nhạc sĩ bệnh viện cũng cần phải được đào tạo bài bản. Do đó, giáo dục bằng trị liệu âm nhạc ra đời (Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Hoa Kỳ, n.d.).
Các nghiên cứu chuyên sâu
Để bắt đầu thảo luận chuyên sâu về những nghiên cứu trị liệu âm nhạc, tôi sẽ chia sẻ đánh giá của cặp đôi Cochrane. Đây là những đánh giá có hệ thống được quốc tế công nhận có tiêu chuẩn cao nhất dựa trên bằng chứng sức khỏe.
Trong 5 kết quả nghiên cứu các cách điều trị tâm lý khác nhau cho người trầm cảm của Cochrane, tất cả đều cho ra kết quả kém (Maratos et al., 2008). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tổng quan đều cho thấy hiệu quả tích cực trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm. (Maratos et al., 2008). Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này là rất cần thiết.
Một kết quả khác từ 10 nghiên cứu (với tổng 165 người tham gia) đánh giá hiệu quả trị liệu âm nhạc đối với những đứa trẻ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trong khoảng từ 1 tuần đến 7 tháng (Geretsegger và cộng sự, 2014 ).
Các cá nhân bị ASD có những khiếm khuyết trong giao tiếp và tương tác xã hội. (Geretsegger và cộng sự, 2014 ). Liệu pháp âm nhạc cung cấp một phương tiện giao tiếp thông qua các trải nghiệm âm nhạc và các mối quan hệ phát triển thông qua chúng (Geretsegger và cộng sự, 2014).
Geretsegger và đồng nghiệp (2014) nhận thấy rằng liệu pháp âm nhạc liên quan đến việc cải thiện các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, khởi xướng hành vi và tương tác cảm xúc của các cá nhân với ASD (Geretsegger et al., 2014). Tuy nhiên, không có sự khác biệt lớn về kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ ngoài bối cảnh trị liệu (Geretsegger et al., 2014).
Kết quả thứ cấp cho thấy, liệu pháp âm nhạc vượt trội hơn so với liệu pháp giả dược hoặc chăm sóc tiêu chuẩn trong việc thúc đẩy sự thích ứng xã hội và chất lượng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái (Geretsegger et al., 2014).
Theo đánh giá của Cochrane, liệu pháp âm nhạc mang lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống đến suốt cuộc đời (Bradt & Dileo, 2010). Tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu cũng có nguy cơ sai lệch cao. Do đó, Bradt và Dileo (2010) kết luận rằng, cần nghiên cứu thêm về lĩnh vực cụ thể này.
Trong các nghiên cứu khác, Klassen và cộng sự (2008) đã xem xét 19 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát và nhận thấy rằng, liệu pháp âm nhạc làm giảm đáng kể sự lo lắng và đau đớn ở trẻ em khi phải trải qua các phương thức y tế và nha khoa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay vì chỉ nghe nhạc đơn thuần, việc sử dụng âm nhạc để can thiệp và chữa lành mang lại nhiều hiệu quả hơn (Klassen, Liang, Tjos Fold, Klassen & Hartling, 2008). Âm nhạc có thể đánh lạc hướng thân chủ khỏi những đau đớn, lo lắng. Nhờ đó, giảm lượng thuốc cần thiết (Klassen et al., 2008).
Gerdner và Swanson (1993) đã kiểm tra tác động của âm nhạc ở 5 thân chủ cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer. Họ sống trong một cơ sở chăm sóc dài hạn, bị bối rối và kích động (Gerdner & Swanson, 1993). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, âm nhạc là một lựa chọn thay thế để kiểm soát sự kích động của thân chủ cao tuổi. Điều này có hiệu quả tức thời và cả sau 1h can thiệp (Gerdner & Swanson, 1993).
Forsblom và cộng sự (2009) đã thực hiện 2 cuộc phỏng vấn song song giữa thân chủ đột quỵ và y tá chuyên nghiệp, để xác định vai trò của âm nhạc trong việc điều trị và phục hồi chức năng do đột quỵ. Trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi do đột quỵ, thân chủ nghe nhạc được thư giãn, cải thiện tâm trạng và kích hoạt cả tinh thần và thể chất (Forsblom, Lantinen, Särkämö, & Tervaniemi, 2009). Nghe nhạc được mô tả như một sự "phục hồi chức năng có sự tham gia của công cụ" (Forsblom, et al. 2009). Nghiên cứu cuối cùng bởi Blood và Zatorre (2001) nhắc đến hoạt động điều hướng hoạt động của hạch hạnh nhân - bởi âm nhạc. Bằng việc sử dụng kĩ thuật hình ảnh não, các nhà nghiên cứu đã chơi một bản nhạc yêu thích của thân chủ để tạo ra một trải nghiệm cực thú vị - giống như sự tận hưởng trong âm nhạc, được gọi là trạng thái 'chills' (Blood & Zatorre, 2001).
Trong điều kiện kiểm soát, những người tham gia nghe một bản nhạc yêu thích của người khác (Blood & Zatorre, 2001). Mức độ tận hưởng âm nhạc của những người tham gia tương quan với sự gia tăng lưu lượng máu ở các vùng não, nơi liên quan đến cảm xúc hưng phấn (Blood & Zatorre, 2001). Nghiên cứu này ủng hộ lập luận: âm nhạc có thể tạo ra cảm xúc thật, vì vùng não xử lý cảm xúc thông qua sự điều chỉnh âm nhạc (Blood & Zatorre, 2001).
Những loại liệu pháp âm nhạc và phương pháp trị liệu âm nhạc
Trị liệu âm nhạc dựa trên 2 phương pháp cơ bản – phương pháp thụ động dựa trên việc nghe và phương pháp chủ động dựa trên việc chơi nhạc cụ (Guetin, Portet, Picot, Pommè, Messaoudi & Djabelkir , et al., 2009).
Có hai phương pháp tiếp nhận thụ động. Đầu tiên là liệu pháp âm nhạc thư giãn được sử dụng trong điều trị chứng lo âu, trầm cảm và rối loạn nhận thức (Guetin et al., 2009). Tiếp nhận trị liệu âm nhạc được sử dụng làm phương tiện cho liệu pháp tâm lý phân tích (Guetin et al., 2009). Phương pháp này được ghi sẵn do nhân viên y tế cung cấp (Bradt & Dileo, 2010).
Ngoài ra, còn có phương pháp kết hợp hình ảnh và âm nhạc - được phát triển bởi Helen Lindquist Bonny (Smith, 2018). Trong một không gian âm nhạc, thân chủ tập trung vào hình ảnh để suy nghĩ và thảo luận về bất kỳ vấn đề có liên quan (Smith, 2018).
Âm nhạc đóng một vai trò không thể thiếu trong trị liệu và có thể được gọi là nhà đồng trị liệu - ‘co-therapist’ (Smith, 2018). Mỗi thân chủ có nhu cầu và mục tiêu trị liệu riêng sẽ sử dụng loại âm nhạc riêng (Smith, 2018).
Dalcroze Eurythmics là phương pháp dạy nhạc cho sinh viên, cũng sử dụng như một hình thức trị liệu (Smith, 2018). Phương pháp này được phát triển bởi Èmile Jaques-Dalcroze, tập trung vào nhịp điệu, cấu trúc và biểu hiện của sự chuyển động trong suốt quá trình học (Smith, 2018). Phương pháp này có khả năng cải thiện nhận thức về thể chất, giúp cho những thân chủ gặp khó khăn trong vận động (Smith, 2018).
Zoltàn Kodàly là nguồn cảm hứng cho sự phát triển của liệu pháp âm nhạc Kodaly (Smith, 2018). Phương pháp này sử dụng nhịp điệu, ký hiệu, trình tự và chuyển động để giúp thân chủ học và chữa lành. Phương pháp này đã được tìm thấy để cải thiện ngữ điệu, nhịp điệu và kiến thức âm nhạc (Smith, 2018). Nó cũng có tác động tích cực đến chức năng nhận thức, hình thành khái niệm, kỹ năng vận động và hiệu suất học tập trong môi trường trị liệu (Smith, 2018).
Neurologic Music Therapy (NMT) - Liệu pháp âm nhạc thần kinh (NMT) dựa trên khoa học thần kinh (Smith, 2018). Nó được phát triển dựa trên ảnh hưởng của âm nhạc đến chức năng não và hành vi (Smith, 2018).
NMT sử dụng biến thể trong não khi có âm nhạc hoặc không và điều chỉnh để gợi lên những thay đổi từ thân chủ (Smith, 2018). Nhờ có âm nhạc, phương pháp trị liệu này giúp thay đổi và phát triển não bộ (Smith, 2018). Điều này có ý nghĩa đối với việc đào tạo các phản ứng của cơ, chẳng hạn như gõ chân theo nhịp (Smith, 2018). NMT có thể được sử dụng để phát triển các kỹ năng vận động (Smith, 2018).
Orff-Schulwerk là một phương pháp trị liệu âm nhạc được phát triển bởi Gertrude Orff (Smith, 2018). Orff đã xây dựng mô hình này khi cô nhận thấy, nếu chỉ dùng thuốc, những đứa trẻ chậm phát triển và khuyết tật sẽ khó được chữa lành (Smith, 2018).
Ngay sau đó, phương pháp này đã được đưa vào giáo dục ở Đức, để giúp trẻ cải thiện khả năng học tập (Smith, 2018). Phương pháp này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm lý và sử dụng âm nhạc để cải thiện tương tác giữa thân chủ (Smith, 2018).
Danh sách các kĩ thuật trị liệu âm nhạc
Đây là danh sách các kĩ thuật trị liệu âm nhạc được đề xuất bởi liệu pháp âm nhạc Soundscape (một đơn vị cung cấp liệu pháp âm nhạc):
Chơi trống
Nghe nhạc trực tiếp hoặc ghi âm
Học các kỹ thuật thư giãn hỗ trợ âm nhạc, chẳng hạn như thư giãn cơ hoặc thở sâu
Hát những bài hát quen thuộc với phần đệm trực tiếp hoặc được thu âm
Chơi nhạc cụ, chẳng hạn như bộ gõ tay
Cải thiện âm nhạc trên các nhạc cụ của giọng nói
Viết lời bài hát
Viết nhạc cho bài hát mới
Học chơi một nhạc cụ, chẳng hạn như piano hoặc guitar
Sáng tạo nghệ thuật với âm nhạc
Nhảy múa thông qua âm nhạc trực tiếp hoặc nhạc được ghi âm
Viết vũ đạo cho âm nhạc
Thảo luận về một phản ứng cảm xúc hay ý nghĩa gắn liền với một bài hát hoặc ngẫu hứng cụ thể
Công việc của một nhà trị liệu âm nhạc?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông tin trong trang web Kiểm tra nghề nghiệp miễn phí “Your Free Career Test” (n.d.).
Các nhà trị liệu âm nhạc làm việc trong nhiều môi trường khác nhau: trường học, bệnh viện, địa điểm dịch vụ sức khỏe tâm thần và viện dưỡng lão. Ứng với mỗi thân chủ khác nhau, nhà trị liệu đều xác định nhu cầu, sở thích âm nhạc. Từ đó, đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp.
Các nhà trị liệu âm nhạc cũng làm việc với các chuyên gia của nhiều ngành khác để đảm bảo điều trị có hiệu quả. Ví dụ, nếu một người đang làm việc trong lĩnh vực vận động thể chất, nhà trị liệu có thể đưa vũ đạo vào kế hoạch điều trị.
Những loại nhạc cụ tuyệt vời nhất trong liệu pháp âm nhạc
Nhà trị liệu được khuyên nên lựa chọn nhạc cụ theo sở thích. Theo giải thích của Rachel Rambach (2016) – một nhà trị liệu đã được cấp chứng nhận (certified). Ông cho rằng nên lựa chọn nhạc cụ theo nhu cầu và mục tiêu của thân chủ. Hoặc là một vài nhạc cụ phổ biến.
Muzique (một công ty cung cấp trải nghiệm nghệ thuật sáng tạo) đã liệt kê 3 công cụ hiệu quả nhất.
Đầu tiên là Djembe, hay còn gọi là trống tay. Nhạc cụ này giúp thân chủ có thể tự do thể hiện và kết nối với nhịp điệu nhạc khác mà không sợ chơi sai nốt. Một chiếc trống nhỏ cũng tạo điều kiện để nhà trị liệu và thân chủ kết nối gần nhau hơn. Piano hay Guitar thì rất khó để chơi cùng các loại nhạc cụ khác, nhưng trống tay thì hoàn toàn ổn.
Theo Muzique (n.d.), Guitar là loại nhạc cụ hàng đầu được các nhà trị liệu âm nhạc sử dụng. Đây cũng là công cụ kết nối gần gũi với thân chủ. Nhà trị liệu âm nhạc có thể duy trì, kiểm soát giai điệu trong khi thân chủ chơi nhạc. Đàn guitar vừa có thể kết nối hoạt náo một nhóm lớn, vừa có thể làm dịu và thư giãn.
Muzique (n.d.) cho rằng piano có lẽ là nhạc cụ được lựa chọn khi làm việc với các nhóm lớn. Vì âm thanh của đàn guitar có thể bị nhấn chìm bởi các nhạc cụ khác, nhưng piano thì không. Tuy nhiên, đàn Piano khá lớn, nên nếu có thể, hãy đứng cạnh thân chủ để tăng tính kết nối.
Đối với áp dụng cho trẻ nhỏ
Rachel Rambach (2016) thừa nhận rằng, có một số nhạc cụ mà cô ấy sử dụng thường xuyên hơn khi làm việc với trẻ em. Chúng bao gồm bộ chuông tay 8 nốt, là một nhóm chuông mà mỗi loại có màu sắc, số và chữ cái của bảng chữ cái y tế (có thể được đặt theo cao độ) và guitar mini (rất thân thiện với trẻ em và dễ mang đi) (Rambach, 2016).
Một nhạc cụ khác mà Rambach cũng rất thích là frog guiro. Cô sử dụng theo nhiều cách khác nhau - chẳng hạn như tạo ra âm thanh chói tai, như tiếng ếch, hoặc như một khối gỗ. Castanets thì tạo ra âm thanh vui nhộn, và cũng giúp trẻ em học được cách cầm nắm giữa ngón cái và ngón trỏ.
Rambach thích máy lắc trái cây, mặc dù chúng không tạo ra âm thanh độc đáo nhưng lại có vẻ ngoài rất thu hút trẻ em. Mặt khác, Cabasa lại tạo ra âm thanh độc đáo và cũng mang lại một yếu tố xúc giác cho liệu pháp âm nhạc. Cabasa là một loại nhạc cụ tốt để nhắm vào mục tiêu kỹ năng vận động thô. Trống ollipop thì nhẹ và không quá to nên chúng được Rambach ưa thích hơn các loại trống đập lớn - paddle drums.
Rambach nghĩ rằng mọi nhà trị liệu đều nên có một cây đàn ukulele. Âm thanh của chúng rất ngọt ngào và lôi cuốn, và ukulele là sự thay thế hoàn hảo cho guitar. Chúng có thể được sử dụng như một công cụ đi kèm, nhưng cũng là lựa chọn chính cho những điều kiện không gian nhỏ. Cuối cùng, gathering drum có hiệu quả trong việc tập hợp nhóm hay các lớp học. Họ khuyến khích trẻ em hoặc người lớn làm việc, chia sẻ và tương tác với nhau.
Các Apps - ứng dụng công nghệ về trị liệu âm nhạc có sẵn
(tất cả các ứng dụng này đều dễ dàng tìm thấy trên các appstore)
“Anytune” - ứng dụng làm chậm nhạc BPM.
Ứng dụng cho phép làm chậm một bài hát bằng cách giữ phím (Fandom, n.d.). Mỗi bài hát cũng có thể được chuyển sang một khóa khác nhau và thân chủ có thể phát / hát theo bản ghi thực tế (Fandom, n.d.).
“Drum Kit”:
Dùng ngón tay để tạo ra nhịp đập của riêng bạn (Fandom, n.d.). Bạn có thể chơi cùng với các bài hát trong thư viện iTunes và ghi lại các nhịp mà bạn tạo ra (Fandom, n.d.).
“ Freestyle”:
Ứng dụng này cho phép gõ theo nhịp riêng, chọn lại nhịp và ghi lại (Fandom, n.d.). Nó cũng cung cấp một thiết bị tìm kiếm các vần điệu, nếu bạn gặp khó khăn khi cố gắng tìm đúng từ (Fandom, n.d.). Các đoạn ghi lại được chia sẻ và gửi qua email cho các thiết bị khác (Fandom, n.d.).
“Garage Band”:
Đây là phiên bản đơn giản của Garage Band cho máy tính Mac (Fandom, n.d.). Sử dụng các nhạc cụ thông minh với các mẫu và âm thanh ghi sẵn, hoặc chơi phần violin của riêng bạn (Fandom, n.d.). Các đoạn có thể được ghi lại - bao gồm bản ghi của riêng bạn (Fandom, n.d.). Ứng dụng này cung cấp một công cụ tuyệt vời để viết bài hát ngẫu hứng (Fandom, n.d.). Bạn có thể tạo ra hàng trăm bài nhạc thực tế với chất lượng cao (Fandom, n.d.).
“Guitarist Reference”:
Ứng dụng này tạo ra hợp âm từ việc vận động ngón tay theo tùy chọn (Fandom, n.d.). Nó cũng hiển thị các ghi chú cụ thể trên các phím đàn khi chơi hợp âm hoặc số ngón tay cho hợp âm (Fandom, n.d.). Ứng dụng này cung cấp các bộ ba guitar, arpeggios, công cụ tìm hợp âm đảo ngược, điều chỉnh guitar xen kẽ, các mối quan hệ quy mô hợp âm và bài kiểm tra hợp âm guitar (Fandom, n.d.).
“Magic Piano”: (Apple / Google)
Bạn có thể chơi Piano dù không có kiến thức về nó (Fandom, n.d.). Ứng dụng này hoạt động bằng cách chạm vào đèn phát sáng. Khi chạm đến đáy màn hình, một âm thanh piano tương ứng sẽ phát lên (Fandom, n.d.). Ứng dụng sẽ chỉ bạn cách nhấn vào đâu cho đúng, (có ghi chú âm thanh) hoặc nếu không, bạn chỉ cần chạm vào màn hình để tạo ra nhịp điệu (Fandom, n.d). Có 4 cài đặt độ khó khác nhau: chế độ dễ, trung bình, khó và chế độ tự động (Fandom, n.d.).
“Melodica Free”:
Đây là ứng dụng có các bài hát nổi tiếng, ví dụ như ‘do re mi” (Sena, 2012). Nó được dùng để dạy cách chơi kèn melodica (bàn phím) và nếu sau này bạn học Piano thì đây là sự chuẩn bị tuyệt vời (Sena, 2012). “Real Guitar Free” :
Ứng dụng này mang âm thanh của guitar điện và giai điệu acoustic được ghi trực tiếp bằng Guitar (Sena, 2012). Nó được sử dụng để học đánh guitar, cung cấp hợp âm và tab (Sena, 2012). Ứng dụng có một loạt các tùy chọn và phù hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn người đã có kinh nghiệm (Sena, 2012).
https://voices.no: Một diễn đàn thế giới về âm nhạc trị liệu
Thông tin sau đây được tìm thấy trên trang web “Voices”.
Đây là một tạp chí mở với nội dung đối thoại và thảo luận trên các lĩnh vực về âm nhạc, sức khỏe và thay đổi xã hội. Tạp chí tập trung vào tính toàn diện và nhận thức văn hóa, công bằng xã hội. Voices, được xuất bản bởi University of Bergen và NORCE Norwegian Research Centre thông qua GAMUT - The Grieg Academy Music Therapy Research Centre.
Tầm nhìn của ‘Voices”: Một diễn đàn quốc tế về âm nhạc trị liệu có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Voices tìm cách phát triển những nhà trị liệu âm nhạc như một doanh nghiệp toàn cầu. Diễn đàn đặc biệt khuyến khích sự phát triển của liệu pháp âm nhạc ở các nước đang phát triển và dự định thúc đẩy sự trao đổi giữa phương pháp phương Tây và phương Đông cũng như phương Bắc và phương Nam đối với nghệ thuật và khoa học về trị liệu âm nhạc”.
Các 'resources' về liệu pháp trị liệu âm nhạc?
https://academic.oup.com/mtp - Một ấn phẩm chính thức của Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Hoa Kỳ cung cấp cho độc giả từ cả trong và ngoài ngành trị liệu âm nhạc. Bằng cách phổ biến công việc học thuật, tạp chí này đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của thực hành lâm sàng trị liệu âm nhạc, nhất là lợi ích lâm sàng.
The Journal of Music Therapy - Tạp chí trị liệu âm nhạc phổ biến nghiên cứu (do A. Blythe LaGasse biên tập) tiến bộ khoa học và thực hành trị liệu âm nhạc. Tạp chí cung cấp một diễn đàn phục vụ việc nghiên cứu và lý thuyết trị liệu, bao gồm các công cụ trị liệu, đánh giá sách và các bài xã luận của khách.
Nhiệm vụ của nó là thúc đẩy hoạt động học thuật trong trị liệu âm nhạc, thúc đẩy sự phát triển và hiểu biết về liệu pháp âm nhạc và các can thiệp dựa trên âm nhạc. Tạp chí trình bày nhiều phương pháp và chủ đề nghiên cứu, để thúc đẩy nghiên cứu lâm sàng và phục vụ cho các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, và bác sĩ lâm sàng trong trị liệu âm nhạc và các ngành nghề liên quan.
5 cuốn sách hay nhất (Bao gồm Cẩm nang trị liệu âm nhạc) về trị liệu âm nhạc
1. The Music Therapy Handbook - Cẩm nang trị liệu âm nhạc của Barbara L. Wheeler (2015)
Cuốn sách này là tài nguyên quan trọng cho các nhà trị liệu. Đồng thời, minh chứng cho phương pháp trị liệu âm nhạc đã được các chuyên gia y tế và y tế áp dụng. Cuốn sách cung cấp tài liệu tình huống và cái nhìn tổng thể về liệu pháp âm nhạc, bao gồm cả các khái niệm cơ bản cũng như các phương pháp lâm sàng mới.
Bạn có thể tìm sách trên Amazon
2. The New Music Therapist’s Handbook - Cẩm nang trị liệu âm nhạc mới của Suzanne B. Hanser (2000)
Đây là phiên bản sửa đổi, cập nhật những phát triển gần đây từ cuốn sách Hanser 1987. Cuốn sách này như là một nguồn tài nguyên lớn dành cho cả sinh viên và chuyên gia. Sách định hướng trị liệu âm nhạc như một nghề nghiệp, cung cấp các hướng dẫn để thực hành và mô tả các ứng dụng lâm sàng mới cũng như các nghiên cứu trường hợp có liên quan.
Bạn có thể tìm nó trên Amazon
3. Case Studies in Music Therapy - Nghiên cứu điển hình về trị liệu âm nhạc được biên soạn bởi Kenneth E. Bruscia (1991)
Cuốn sách này phù hợp làm tài liệu tham khảo, sách giáo khoa cho sinh viên hoặc đơn giản là giới thiệu về lĩnh vực trị liệu âm nhạc. Để chứng minh cho một quá trình trị liệu hoàn chỉnh, nội dung sách ghi nhận 42 trường hợp được điều trị theo nhóm và cá nhân trong các môi trường khác nhau. Bao gồm trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Cuốn sách mô tả các phương pháp và kỹ thuật khác nhau trong trị liệu âm nhạc, ghi lại những câu chuyện cảm động trên toàn thế giới đã được hưởng lợi từ liệu pháp âm nhạc và các mối quan hệ được xây dựng với các nhà trị liệu âm nhạc.
Bạn có thể tìm nó trên Amazon
4. Defining Music Therapy - định nghĩa về liệu pháp âm nhạc (tái bản lần thứ 3) của tác giả Kenneth E. Bruscia (xuất bản lần đầu năm 1989)
Cuốn sách Bruscia cho thấy những khó khăn của việc xác định âm nhạc trong bối cảnh trị liệu và ngược lại, xác định liệu pháp trong bối cảnh âm nhạc. Sách so sánh và kiểm tra hơn 40 định nghĩa về trị liệu âm nhạc và đưa ra một định nghĩa mới. Bruscia thảo luận về từng thành phần của định nghĩa mới này và gợi ý ranh giới cho những phương pháp trị liệu âm nhạc khác nhau.
Bạn có thể tìm nó trên Amazon 5. Musicophilia: Câu chuyện âm nhạc và não bộ
Tác giả Oliver Sacks (2007)
Cuốn sách này có phần khác lạ hơn. Nó kiểm tra vị trí âm nhạc chiếm trong não và cách âm nhạc ảnh hưởng đến tình trạng của con người. Sacks khám phá các trường hợp về những gì ông ấy nói về âm nhạc. Ông giải thích tại sao âm nhạc vừa có thể chữa lành mà cũng thật khó quên.
Bạn có thể tìm nó trên Amazon.
Các bài viết, nghiên cứu được đề xuất tham khảo
Bunt, L., & Pavlicevic, M. (2001). Âm nhạc và cảm xúc: Quan điểm từ liệu pháp âm nhạc. In P.N. Justin & J.A. Sloboda (Eds), chuỗi khoa học ảnh hưởng. Âm nhạc và cảm xúc: Lý thuyết và nghiên cứu (trang 181 - 201). New York, NY, US: Nhà xuất bản Đại học Oxford
Stultz, D. L., Lineweaver, T. T., Brimmer, T., Cairns, A.C., Halcomb, D. J., Juett, J. et al. (2018). "Âm nhạc đầu tiên": Một sự thay thế hoặc bổ sung cho các loại thuốc hướng tâm thần cho các triệu chứng hành vi và tâm lý của chứng mất trí nhớ. GeroPologists: Tạp chí Lão khoa & Tâm thần học Lão khoa, 31, 17 - 30. http://dx.doi.org/10.1024/1662-9647/a000180
Landis-Shack, N., Heinz, AJ, & Bon-Miller, MO (2017). Liệu pháp âm nhạc cho căng thẳng sau chấn thương ở người lớn: Đánh giá lý thuyết. Tâm lý học: Âm nhạc, Tâm trí và Não bộ, 27, 334 - 342. http://dx.doi.org/10.1037/pmu0000192
Bell, T. P., McIntyre, K. A., & Hadley, R. (2016). Nghe nhạc cổ điển dẫn đến mối tương quan tích cực giữa lý luận không gian và chánh niệm. Tâm lý học: Âm nhạc, Tâm trí và Não bộ, 26, 226 - 235. http://dx.doi.org/10.1037/pmu0000139 http://dx.doi.org/10.1037/a0019006
Ladviig, O., & Schellenberg, E. G. (2012). Liking unfamiliar music: Effects of felt emotion and individual differences. Psychology of Aesthetics, Creativity and The Arts, 6, 146 – 154. http://dx.doi.org/10.1037/a002467
5 Video YouTube được đề xuất
What is Music Therapy?
Video này nói về một nhà trị liệu âm nhạc đã được chứng nhận, Ryan Judd. Anh trả lời các câu hỏi về liệu pháp âm nhạc là gì? Làm thế nào để tìm một nhà trị liệu âm nhạc?
Music Therapy: Healing Music Sound Therapy for Relax, Chakra Balancing, and Well-being.
Từ Câu lạc bộ Thư giãn Thiền.
Thích hợp để sử dụng trong các bài tập thư giãn hoặc thiền định, video này có âm nhạc êm dịu.
My Job: Music Therapist
Trish là một nhà trị liệu âm nhạc. Cô cũng giải thích làm thế nào âm nhạc trị liệu có thể giúp thân chủ đáp ứng cả nhu cầu y tế và cảm xúc.
What a Music Therapy Session Looks Like
Bằng cách chia sẻ mô tả làm việc với trẻ bị tự kỷ, nhà trị liệu âm nhạc những gì xảy ra trong một buổi trị liệu. Video này cung cấp một ảnh chụp nhanh trong buổi trị liệu.
Music Therapy
Video này cho thấy khoa trị liệu âm nhạc tại Bệnh viện Nhi đồng Pittsburgh của UPMC. Nó giải thích làm thế nào các nhà trị liệu âm nhạc hỗ trợ thân chủ đương đầu với những đau đớn và lo lắng.
Thông điệp quan trọng
Sức mạnh của âm nhạc đã được chứng minh từ những ngày đầu của lịch sử loài người. Tuy nhiên, mãi đến chiến tranh thế giới ở thế kỷ 20, liệu pháp âm nhạc mới cho thấy sự khởi đầu của một nghề mới đầy quyền lực.
Kể từ đó, nhiều phương pháp trị liệu âm nhạc được phát triển, thực hiện ở nhiều môi trường khác nhau với những lợi ích sâu rộng. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hữu ích về nghề trị liệu âm nhạc. Trải nghiệm của bạn với trị liệu âm nhạc là gì? Bạn nghĩ gì khi kết hợp với các liệu pháp truyền thống? Hoặc, nếu bạn đã có kinh nghiệm trị liệu âm nhạc và can thiệp độc lập, xin vui lòng chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của bạn.
Chúng tôi hy vọng bạn thích bài viết này.
Nguồn bài dịch: https://positivepsychology.com/music-therapy/
Người dịch: Thiên Ý
Người biên tập: Hải Yến - Phạm Đại Bàng
Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert
Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây
Danh mục tham khảo bằng tiếng Anh:
Blodgett, Ashley (2015). These 12 facts about music, and how they affect your brain, will astound you! Retrieved from https://www.unbelievable-facts.com/2015/04/facts-about-music.html/2
Blood, A., & Zatorre, R. J. (2001). Intensely pleasurable responses to music correlate with activity in brain regions implicated in reward and emotion. National Academy of Sciences, 98, 11818 – 11823.
Bradt, J., & Dileo, C. (2010). Music therapy for end-of-life care. Cochrane Database of Systematic Reviews, 1, Art. No: CD007169. doi: 10.1002/14651858.CD007169.pub2
Children’s Health Queensland Hospital and Health Service (n.d.). Music Therapy. Retrieved from https://www.childrens.health.qld.gov.au/fact-sheet-music-therapy/
Everyday Harmony (n.d.). What is Music Therapy? Retrieved from www.everydayharmony.org/what-is-music-therapy/
Fandom (n.d.). Music therapy activities wiki. Retrieved from https://musictherapyactivities.fandom.com/wiki/Music_Therapy_Activities_Wiki
Forsblom, A., Lantinen, S., Särkämö, T., & Tervaniemi, M. (2009). Therapeutic role of music listening in stroke rehabilitation. The Neurosciences and Music III-Disorders & Plasticity: Annals of the New York Academy of Science, 1169, 426 – 430.
Gerdner, L. A., & Swanson, E. A. (1993). Effects of individualized music on confused and agitated elderly patients. Archives of Psychiatric Nursing, 7, 284 – 291. https://doi.org/10.1016/0883-9417(93)90006-1
Geretsegger, M., Elefant, C., Mössler, K. A., & Gold, C. (2014). Music therapy for people with autism spectrum disorder. Cochrane Review of Systematic Reviews, 6, Art. No: CD004381. doi: 10.1002/14651858.CD004381.pub3
Gold, C., Voracek, M., & Wigram, T. (2004). Effects of music therapy for children and adolescents with psychopathology: A meta-analysis. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 45, 1054 – 1063.
Greenberg, D. M. (2017). The World’s First Music Therapist. Retrieved from https://www.psychologytoday.com/au/blog/the-power-music/201704/the-world-s-first-music-therapist
Guetin, S., Portet, F., Picot, M. C., Pommie, C., Messgoudi, M., Djabelkir, L. et al. (2009). Effect of music therapy on anxiety and depression in patients with Alzheimer’s type dementia: Randomised, controlled study. Dementia & Geriatric Cognitive Disorders, 28, 36 – 46. doi: 10.1159/000229024
Hillecke, T., Nickel, A., & Volker Bolay, H. (2005). Scientific perspectives on music therapy. Annals of the New York Academy of Sciences, 1060, 1 – 12. doi: 10.1196/annals.1360.020
Jacobson, V., & Artman, J. (2013). Music therapy in a school setting. Retrieved from https://williams-syndrome.org/sites/williams-syndrome.org/files/MusicTherapyTearSheet2013.pdf
Klassen, J. A., Liang, Y., Tjosvold, L., Klassen, T. P., & Hartling, L. (2008). Music for pain and anxiety in children undergoing medical procedures: A systematic review of randomized controlled trials. Ambulatory Pediatrics, 8, 117 – 128.
Koelsch, S. (2009). A Neuroscientific perspective on music therapy. Annals of the New York Academy of Science, 1169, 374 – 384. doi: 10.1111/j.1749-6632.2009.04592.x
Levy, Jillian (2017). Music therapy: Benefits and uses for anxiety, depression and more. Retrieved from https://draxe.com/music-therapy-benefits
Maratos, A., Gold, C., Wang, X., & Crawford, M. (2008). Music therapy for depression. Cochrane Database of Systematic Reviews, Issue 1, Art. No: CD004517. doi: 10.1002/14651858.CD004517.pub2
Muzique (n.d.). Top 3 instruments to use in a music therapy session. Retrieved from https://www.muzique.org/muziqueblog/top-3-instruments-to-use-in-a-music-therapy-session
Nordoff Robbins (n.d.). What is music therapy? Retrieved from https://www.nordoff-robbins.org.uk/what-is-music-therapy
Rambach, Rachel (2011). 12 songs every music therapist should know. Retrieved from https://listenlearnmusic.com/2011/03/12-songs-every-music-therapist-should-know.html
Rambach, Rachel (2016). My top 10 music therapy instruments. Retrieved from https://listenlearnmusic.com/2016/02/my-top-10-music-therapy-instruments.html
Scott, Elizabeth (2018). Music relaxation: A healthy stress management tool. Retrieved from https://www.verywellmind.com/music-as-a-health-and-relaxation-aid-3145191
Seibert, Erin (n.d.). Mental health session ideas. Retrieved from https://musictherapytime.com/2015/12/24/mental-health-session-ideas/
Sena, Kimberley (2012). Guest Post: Essential iPad apps for music therapists. Retrieved from www.musictherapymaven.com/guest-post-essential-ipad-apps-for-music-therapists/
Smith, Yolanda (2018). Types of Music Therapy. Retrieved from https://www.news-medical.net/health/Types-of-Music-Therapy.aspx
Soundscape Music Therapy (n.d.). Music Therapy Methods. Retrieved from https://soundscapemusictherapy.com/music-therapy-methods/
The American Music Therapy Association (n.d.). Retrieved from https://www.musictherapy.org/
Therapedia (n.d.). Music Therapy. Retrieved from https://www.theravive/therapedia/music-therapy
Wigram, T., Pedersen, I. N., & Bonde, L. O. (2002). A Comprehensive Guide to Music Therapy: Theory, Clinical Practice, Research and Training. London: Jessica Kingsley Publishers
Wong, H. L., C., Lopez-Nahas, V., & Molassiotis, A. (2001). Effects of music therapy on anxiety in ventilator-dependent patients. Heart and Lung: The Journal of Acute and Critical Care, 30, 376 – 387. https://doi.org/10.1067/mhl.2001.118302
Your Free Career Test (n.d.). What does a music therapist do? Retrieved from https://www.yourfreecareertest.com/what-does-a-music-therapist-do/
Comments