top of page
Ảnh của tác giảTrang

Khi Bạn Hoang Mang Không Biết Phải Làm Gì: Cách Để Tìm Ánh Sáng

“Không có gì trên thế giới này có thể làm phiền bạn nhiều bằng chính tâm trí của bạn. Sự thật là, nhìn có vẻ như người khác đang làm phiền bạn, nhưng không phải, mà là chính tâm trí của bạn ”.~ Sri Sri Ravi Shankar


Bài viết bởi Michelle Grace Maiellaro


Bạn có bao giờ cảm thấy bối rối không biết phải làm gì và không biết làm thế nào để nhìn thấy mọi thứ một cách sáng rõ? Có thể một sự kiện không lường trước được, chẳng hạn như bị sa thải hoặc chia tay, khiến bạn rơi vào vòng xoáy tinh thần. Hoặc có lẽ bạn đang rối bời mà không biết bạn sẽ đi đâu làm gì. Sự bối rối có thể khiến bạn bất lực, thiếu quyết đoán và sợ hãi. Và không biết phải làm gì chỉ khiến tinh thần của bạn thêm hỗn loạn. Tôi đã từng như vậy, lạc lõng, bất cần và không quyết đoán trong cuộc sống. Nhưng, giữa sự hoang mang của tuổi trung niên, sang chấn thay đổi cuộc đời tôi đã thổi bay tất cả mớ hỗn độn tinh thần đó sang một bên và nhường chỗ cho một nỗi lo lớn hơn - bệnh ung thư máu.



Tuy nhiên, thật đáng ngạc nhiên, bệnh ung thư đã dẫn tôi đến với tinh thần minh mẫn và sự bình tĩnh. Nhưng đừng tuyệt vọng. Bạn không cần phải có một bi kịch để tạo ra sự sáng suốt bên trong. Bởi vì đây là phương pháp ba bước mà tôi đã khám phá ra để biến sự hoang mang thành sáng rõ.

Bước chậm lại để tinh thần có thể rõ ràng.

Bước đầu tiên của bạn là thời gian.


Một vài tháng trước khi được chẩn đoán ung thư máu, tôi đã rất đau khổ vì phải thay đổi nghề nghiệp. Ở độ tuổi bốn mươi, tôi nghe thấy tiếng đồng hồ vô hình tích tắc và tự buộc mình phải đưa ra những quyết định hoàn hảo. Thay vào đó, tôi chỉ làm căng thẳng bản thân. Sự hoang mang không bao giờ rời bỏ tôi, và tôi không đi đến được kết luận nào.

Sau đó, bệnh bạch cầu đã ngăn cản tôi về mặt thể chất, buộc tôi phải sống chậm lại. Tự cô lập bản thân, với hệ miễn dịch suy yếu, tôi thấy mình có nhiều thời gian. Và tôi đã sử dụng thời gian đó để giải quyết mớ hỗn độn trong đầu, một mớ hỗn độn mà đột nhiên dường như trở nên vô ích. Tôi học được rằng những quyết định quan trọng đòi hỏi sự suy ngẫm, và sự suy ngẫm cần có thời gian. Chỉ có không gian để suy ngẫm mới giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ lan man.

Vì vậy, hãy đối xử tốt với bản thân và cho bản thân thời gian để hiểu rõ những điều bạn đang lo lắng.

Tùy thuộc vào tình huống của bạn, bạn có thể cần cả ngày trong không gian thoải mái để phân tích các lựa chọn của mình và cân nhắc những ưu, nhược điểm. Bạn có thể mất một hoặc hai tuần một mình trong một kỳ nghỉ để thiền định, hoặc kết nối về mặt tâm linh. Hoặc bạn có thể nghỉ phép.

Quyết định của bạn càng lớn thì bạn càng cần nhiều thời gian.


Là người quan sát

Khi bạn giữ một khoảng cách với những suy nghĩ của mình, bạn có thể giải mã sự hỗn loạn trong tâm trí của mình tốt hơn. Bởi vì không gian vật lý là không đủ. Bạn cũng cần thêm không gian tinh thần. Thông thường, khi bạn thực hiện nhiều công việc hàng giờ đồng hồ, khiến tâm trí bạn trở nên bận rộn. Và một tâm trí như một chú khỉ đó chỉ thắt chặt ràng buộc tinh thần của bạn.

Vì vậy, bước thứ hai để tinh thần sáng rõ là bắt đầu ghi nhận và quan sát những suy nghĩ của bạn mà không phán xét. Bằng cách nào? Với chánh niệm, điều này rất tốt cho cả tinh thần và cảm xúc.


Để ngăn tâm trí của mình lang thang đến những nơi tối tăm trong những lần nhập viện thường xuyên, tôi đã thực hành các bài tập thở sâu, chỉ tập trung vào hơi thở của mình. Và kỹ thuật thở đó buộc tôi phải có mặt ở hiện tại. Tôi đã tiến bộ nhanh chóng trong chánh niệm và phát hiện ra các khuôn mẫu suy nghĩ lặp đi lặp lại. Tôi nhận ra rằng sự hoang mang của mình không xuất phát từ sự thiếu quyết đoán trong việc thay đổi nghề nghiệp. Thay vào đó, nó che đậy một sự bất mãn sâu sắc về cách tôi đang sống. Tôi thiếu định hướng và mục đích. Vì vậy, ngay cả khi tôi đã thay đổi công việc, sự hỗn loạn về tinh thần tôi cũng không giảm đi.

Khi bạn quan sát suy nghĩ của mình, chìa khóa để nhìn nhận rõ ràng là ghi nhận chúng như chúng vốn là mà không chỉ trích bản thân. Tôi ghi nhận những suy nghĩ của mình là “sợ hãi” hoặc “lo lắng” hoặc “không hài lòng”, điều này giúp tôi hiểu và chấp nhận chúng.

Một khi bạn buông bỏ những lời chỉ trích bên trong và chấp nhận suy nghĩ hiện tại của mình, bạn sẽ vượt qua sự sợ hãi để bộc lộ trạng thái tinh thần và cảm xúc thực sự của mình.

Tin tưởng vào bản thân, chứ không phải những hoang mang

"Bạn không phải là tâm trí của bạn" ~Eckhart Tolle


Khi bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ, bạn nhận ra bạn và tâm trí của bạn là hai thực thể riêng biệt và bạn không cần phải tin vào tâm trí mình. Khi nhận thức được điều này, bạn có thể tháo gỡ bản thân khỏi những suy nghĩ đang kìm hãm bạn. Bạn không hoang mang vì bạn không biết phải làm gì; bạn hoang mang vì bạn đang tự nói với mình rằng những giới hạn về những gì bạn có thể làm. Trong sâu thẳm, bạn biết mình muốn gì, nhưng nỗi sợ hãi, niềm tin và giả định đang khiến bạn tự vấn bản thân. Và nhiều điều không có cơ sở trong thực tế.

Ví dụ, bạn có thể phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo vì bạn sợ mắc sai lầm. Và có lẽ bạn sợ mắc sai lầm vì bạn tin rằng người khác chỉ có thể yêu bạn khi bạn hoàn hảo.


Bước cuối cùng là thử thách niềm tin của bạn để đạt được sự minh mẫn cả về tinh thần và cảm xúc. Khi cân nhắc thay đổi nghề nghiệp, tôi đã bác bỏ khả năng viết lách. Tôi tiếp tục đẩy giải pháp đó đi. Và tôi chưa bao giờ tự vấn bản thân. Tuy nhiên, cuộc chiến với bệnh bạch cầu đã cho tôi thời gian và tâm trí để thử thách bản thân. Và tôi đã khám phá ra điều gì? Tôi chưa bao giờ coi việc viết lách là một sự thay đổi nghề nghiệp vì tôi không tin vào khả năng của mình. Bởi vì tôi không tin vào bản thân mình.


Đến lúc đó tôi mới hiểu được sự bối rối của mình: việc không tự kiểm tra bản thân đã tạo ra tất cả những xáo trộn về tinh thần và cảm xúc của tôi. Không phán xét và không xấu hổ, tôi chấp nhận niềm tin hạn chế đó, ẩn sâu trong các góc của tâm trí tôi từ bao lâu nay. Và tôi nhận ra điều đó không đúng.

Vì vậy, tôi đã để nó đi.

Bạn đang nói với bản thân rằng bạn là một người thất bại hay bạn không đủ tốt? Bạn sẽ không biết cho đến khi bạn bắt đầu với một số câu hỏi đáng suy nghĩ.

Để giúp bạn thử thách bản thân, hãy thử kỹ thuật 4 câu hỏi này của Byron Katie:

  • "Điều đó có đúng không?"

  • "Bạn có chắc chắn đó là sự thật không?"

  • "Điều gì sẽ xảy ra khi bạn tin vào suy nghĩ đó?" (phản ứng hoặc cảm xúc của bạn là gì?)

  • "Nếu không có suy nghĩ đó, bạn sẽ là như thế nào?"

Câu trả lời của bạn rất có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên, nhưng cũng giải phóng bạn khỏi niềm tin trì trệ.Khi bạn tạo ra không gian, sống trong hiện tại và đặt câu hỏi về sự hoang mang của mình, bạn sẽ khám phá ra sự minh mẫn trong tinh thần.


Chinh phục sự hoang mang bằng sự rõ ràng về tinh thần. Ba bước chắc chắn này sẽ dẫn bạn đến con đường rõ ràng hơn.

Và, theo thời gian, bạn sẽ thành thạo hơn trong việc ngăn ngừa sự nhầm lẫn khi bạn luôn hiện diện và nhận thức được những cạm bẫy tinh thần. Và mỗi khi vướng vào nhầm lẫn, bạn sẽ biết cách giải thoát mình khỏi nó.

Vì vậy, hãy lấy lại sức mạnh của bạn, đưa ra quyết định tốt hơn và sống một cuộc sống can đảm hơn nhờ tinh thần sáng rõ mới tìm thấy của bạn.

 

Khuyến cáo về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách các dịch vụ, chuyên gia từ Compassion tại đây: www.compassion.vn/booking).


Thông Tin Về Bài Đăng:

Nguồn bài dịch từ trang gốc (Bài gốc tiếng Anh): https://tinybuddha.com/blog/when-youre-confused-about-what-to-do-how-to-find-clarity/

Đội ngũ sản xuất: Người dịch: Trang ; Người biên tập: Chi.

Hình thức sản xuất nội dung: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing - sử dụng nguồn lực cộng đồng tại www.compassion.vn/crowdsourcing. Cộng tác sản xuất nội dung tại đây.

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page