Làm thế nào những phương trình cảm xúc có thể làm phong phú cuộc sống và đặc biệt là trong các mối quan hệ của chúng ta.
Dưới đây là 14 "Phương Trình Cảm Xúc", được đưa ra từ cuốn sách Emotional Equations của Chip Conley - một doanh nhân, một tác giả sách, được đúc kết từ những kinh nghiệm của chính ông. Chúng ta cùng tham khảo các "Phương Trình" này và áp dụng "làm tính" thử xem có đúng với cuộc sống của mình không nhé. Và bên dưới là bài phỏng vấn Chip Conley với những câu chuyện thú vị liên quan.
Tuyệt vọng = Đau khổ - Ý nghĩa
Thất vọng = Kỳ vọng - Hiện thực
Hối hận = Thất vọng + Trách nhiệm
Ghen tị = Sự ngờ vực/Lòng tự tôn
Đố kỵ = (Niềm tự hào + Phù phiếm)/Lòng tốt
Lo lắng = Không chắc chắn x Bất lực
Sự hấp dẫn = Sự sẵn lòng/Nỗi đau
Workaholism (tham công tiếc việc) = (What Are You Running From?)/(What Are You Living For?)
Sự thành thạo = Kỹ năng/Thử thách
Tính xác thực = Sự tự nhận biết (self-awareness) x Can đảm
Lòng tự kiêu = (Lòng tự tôn) x (Lòng tự tôn) x Quyền lợi
Hạnh phúc = Tình yêu - Sợ hãi
Đức tin = Niềm tin/Trí tuệ
Trí tuệ = (Căn bậc hai của) √ Kinh nghiệm
Chip Conley là tác giả của bốn cuốn sách bán chạy nhất theo tờ NewYork Times bao gồm "Emotional Equations - Phương trình cảm xúc" và "PEAK: Làm thế nào các công ty thành công có được những công thức bí mật theo tháp nhu cầu của Maslow" cũng như vài cuốn khác. Conley còn là nhà sáng lập của Joie de Vivre Hospitality và là người xây dựng nhiều khách sạn tuyệt với hơn bất kì ai trên thế giới. Ông chia sẻ cho mọi người cách để tìm ra ý nghĩa giữa kinh doanh và tâm lý học. Gần đây, ông đã tới Bhutan để nghiên cứu Chỉ số hạnh phúc của Quốc gia-GNH, phương pháp độc đáo để đo lường thành công và chất lượng cuộc sống của công dân.
Dưới đây là bài phỏng vấn của Ken Page trên trang Psychologytoday về câu chuyện của Chip Conley.
Ken: Chào ông, tôi lấy làm vinh hạnh khi được phỏng vấn ông ngày hôm nay. Cuộc sống và công việc của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Ông luôn đấu tranh để làm giàu cho cuộc sống của bản thân, điều đó phản ánh giá trị con người của ông, cho dù theo tôi được biết để làm được việc đó ông đã trải qua rất nhiều khó khăn. Phần đông người đọc cho rằng Khái niệm về phương trình cảm xúc là một công cụ cực kì hữu ích để nắm bắt được đời sống tình cảm của chúng ta và tôi rất vui vì được chia sẻ điều đó cùng ông.
Thưa ông, ông có thể giải thích về các phương trình cảm xúc và cách để tìm ra nó được không ạ?
Chip: Tôi đã từng đọc cuốn sách "Man’s Search for Meaning - Đi Tìm Lẽ Sống" của Victor Frankl vào một thời điểm rất khó khăn trong cuộc đời mình. Theo quan điểm của Frankl, ý nghĩa là nhiên liệu của cuộc sống. Tác giả viết về giả thuyết đó khi còn ở trong trại tập trung: Quan niệm về ý nghĩa có thực sự giữ con người tồn tại được không?
Chà, tôi thực sự đã trải qua khoảng thời gian khó khăn trong vòng bốn năm trước. Tôi là CEO của một công ty với 3500 nhân viên. Khi bạn là CEO hay bất kì một nhà lãnh đạo nào, bạn sẽ là người điều chỉnh cảm xúc của những người mà bạn dẫn dắt. Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy khả năng điều tiết cảm xúc của mình rất kém. Rất nhiều sự cố đã xảy ra trong cuộc sống của tôi và tôi gần như đã rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Tôi cảm thấy mình cần phải biến những nội dung vĩ mô của Frankl trong cuốn "Man’s Search for Meaning - Đi Tìm Lẽ Sống" thành thứ gì đó có thể áp dụng hàng ngày. Toán học là về các mối quan hệ - mối quan hệ giữa những con số - nhưng tôi đã quyết định biến chúng thành những mối quan hệ của cảm xúc. Cụ thể, tôi muốn tìm một phương trình cảm xúc mang ý nghĩa thực tế để tìm ra giải pháp một cách đơn giản, súc tích. Lúc đó tôi không nghĩ mình sẽ viết thành sách mà chỉ đơn giản là cố gắng sửa chữa cuộc sống của mình.
Phương trình đầu tiên của tôi bắt đầu với: Tuyệt vọng = Đau khổ - ý nghĩa. Hãy để tôi giải thích cái gọi là “đại số thiêng liêng” (“sacred algebra"). Nếu bạn đang trải qua giai đọan đau khổ, như Victor Frankl trong trại tập trung, hoặc tôi trong nhà tù tinh thần của riêng tôi, bạn sẽ cảm thấy tất cả mọi thứ đều trở nên bất ổn, như thể bạn đang ở giữa vòng xoáy sâu hút. Khi bạn cảm giác đang ở một nơi như thế, đau khổ chính là một hằng số.
Nếu bạn tin vào triết lý và tư duy của Phật giáo, thì điều đầu tiên bạn được học là sự đau khổ luôn hiện hữu. Vì vậy, hãy coi đau khổ là một hằng số, còn ý nghĩa sẽ là một biến số. Nếu bạn nhớ lại môn đại số, trong một phương trình sẽ có hằng số và biến. Vì vậy, khi đau khổ là hằng số thì khi bạn tăng ý nghĩa (biến số) thì tuyệt vọng sẽ giảm xuống.
Hãy để tôi lấy một ví dụ đơn giản để bạn thấy dễ hiểu: 8 = 10 – 2. Tuyệt vọng (8) bằng Đau khổ (10) trừ đi ý nghĩa (2). Vì vậy, nếu ý nghĩa tăng từ 2 lên 3, thì sự tuyệt vọng sẽ giảm từ 8 xuống 7.
Khi ý nghĩa tăng lên, tuyệt vọng sẽ giảm xuống. Phương trình này cho thấy tuyệt vọng và ý nghĩa tỉ lệ nghịch với nhau. Có nghĩa rằng: tôi càng tìm thấy nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của mình, tôi sẽ càng giảm bớt sự tuyệt vọng của mình.
Nhờ vậy, khi tôi trở về nhà sau một tuần thực sự khó khăn trong công việc, tôi thường phải sắp xếp lại mớ hỗn độn cảm xúc của mình. Tôi về nhà hằng tuần và tự hỏi: Vậy trong tuần qua tôi đã học được những cảm xúc gì? Tôi như một đứa trẻ mẫu giáo đang tự học cảm xúc của bản thân. Tôi đã học được sự khiêm tốn trong tuần này. Bị tổn thương. Lòng can đảm… Và sau đó tôi đã lập một danh sách những điều tôi học được và viết vài câu về cách tôi có thể sử dụng cảm xúc đó như thế nào cho tuần tới. Tôi biết điều này nghe gần giống việc làm bài tập về nhà hồi tiểu học, nhưng tôi coi đó như cách để tôi khởi động cảm xúc và rèn luyện những cơ cảm xúc tốt hơn. Điều này cũng như việc bạn quay trở lại phòng tập để bắt đầu lại, bạn cảm nhận được những cơ bắp đã lâu không thấy xuất hiện. Khi bạn trải qua một khoảng thời gian khó khăn và cố gắng tái tạo cảm xúc, bạn sẽ ngỡ ra những cảm xúc ấy sâu bên trong tâm trí bạn từ lâu chỉ là bạn chưa kịp khai thác chúng. Tôi đã thực sự nghiêm túc học cách điều khiển cảm xúc của bản thân bằng cách tự hỏi: Làm thế nào để có tính khiêm tốn? Cách có được lòng can đảm và sự kiên cường?...
Tôi cảm thấy tốt hơn với chính bản thân tôi, và điều đó giúp tôi có thể giúp cải thiện nhiều thứ, tôi bắt đầu dạy các phương trình cảm xúc cho những nhà lãnh đạo trong công ty của mình, đặc biệt là phương trình tôi vừa mô tả trên. Và đó là cách mà mọi thứ bắt đầu.
Ken: Thưa ông, vậy có phương trình cảm xúc nào khác liên quan mật thiết đến mối quan hệ sâu sấc nhất với con người như tình cảm không?
Chip: Có một phương trình cảm xúc dường như khá quen thuộc với một số người. Ý tưởng ở đây là có hai động lực chính trong cuộc sống và họ đấu tranh có được cái còn lại mỗi ngày. Yêu và Sợ. Và ở đây rõ ràng là mối quan hệ giữa tình yêu và nỗi sợ, ta sẽ có phương trình: Niềm vui bằng tình yêu trừ đi nỗi sợ: Niềm vui = Tình Yêu - Nỗi Sợ.
Niềm vui là một cảm xúc khác với hạnh phúc. JD Salinger, người viết cuốn sách "Catch in the Rye" đã từng viết thế này: "Hạnh phúc là một chất rắn và niềm vui là một chất lỏng". Vì niềm vui tương đương với tình yêu trừ đi sợ hãi, khi bạn có thể thu nhỏ nỗi sợ xuống gần bằng 0 (ai biết được nếu bạn có thể làm điều đó thường xuyên chẳng hạn!) Thì thật thú vị, khi đó niềm vui chính bằng tình yêu. Và tôi phải nói với bạn. khi tôi đang trong những khoảnh khắc vui vẻ nhất của mình, khi tôi đang cảm thấy tràn đầy niềm vui nhất, tôi cũng cảm thấy tràn đầy tình yêu nhất. Tình yêu và niềm vui trở nên đồng nghĩa. Đó là cách thức hoạt động của toán học.
Vì vậy làm cách nào để tôi sử dụng phương trình này thường xuyên? Tôi áp dụng nó như một lời nhắc nhở. Khi tôi cảm thấy sự sỡ hãi một cách rõ rệt nhất, tôi sẽ tự hỏi: Tình yêu đang ở đâu trong đó? Bạn biết đấy, nhiều khi tình yêu và nối sợ là một trò chơi có tổng bằng không. Tôi thích quy chụp nó như một biểu đồ tròn. Tôi gọi đó là bong bóng niềm vui. Bong bóng này có hai mảnh ghép tạo thành. Tình yêu và nỗi sợ, cách thức hoạt động cũng rất đơn giản: Tình yêu càng lớn, nỗi sợ càng nhỏ và ngược lại. Vì vậy, xây dựng tình yêu là một cách để xóa bỏ nỗi sợ hãi. Tôi sử dụng phương trình khi tôi cảm thấy được yêu thương, có thể là khi tôi hẹn hò với ai đó mới, và nỗi sợ cũng kéo theo. Tôi nhận ra mọi nỗi sợ đang cản trở không chỉ mỗi tình yêu mà còn cả niềm vui sống của tôi. Và bạn biết đấy, tất cả chúng ta đều sẽ thấy tự tin và hấp dẫn hơn khi chúng ta tràn đầy niềm vui.
Ken: Ông có thể nói về lòng biết ơn và mối quan hệ của nó với hạnh phúc được không?
Chip: Hạnh phúc có rất nhiều cách để thể hiện. Lòng biết ơn và thực hiện hành động biết ơn là một hình thức của sự hào phóng. Tôi muốn nói về việc thể hiện lòng biết ơn trong một thời điểm nhất định. Cách để thấy bản thân luôn hạnh phúc là cảm thấy biết ơn và thể hiện lòng biết ơn đó. Nếu bạn chỉ trải nghiệm điều đó mà không hành động , thì giống như việc bạn mua quà sinh nhật cho người khác nhưng lại không tặng. Vì vậy, hãy chắc chắn việc bạn có lòng tốt và muốn thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đó cũng giống hiệu ứng Domino, vì khi bạn cảm ơn mọi người, bạn cũng sẽ cảm thấy mình được nhận lại điều gì đó thực sự xứng đáng.
Ken: Câu chuyện về cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của ông như một tấm gương cho độc giả. Có điều gì ông muốn chia sẻ với những người đang đọc không?
Chip: Tôi muốn nói về sự tò mò. Có một sự thật rằng, tò mò là một cảm xúc giúp khẳng định cuộc sống. Khi chúng ta gặp khó khăn nhất định, tôi nghĩ một trong những điều tốt nhất để làm là thực sự tò mò về những gì học được từ những vấp ngã khó khăn đó. Phản ứng ban đầu của bạn có có vẻ giống như điều quan trọng mà bạn phải học, nhưng không phải điều này lúc nào cũng đúng. Đôi khi, điều cần học nhiều nhất thường đến từ sớm. Tôi đã học được rằng, tại một thời điểm khi mọi người xung quanh tôi đều suy sụp nhất, và tôi cũng như thế. Tôi không nghĩ mình sẽ cố gắng vượt qua nó đến thế. Nhưng ai biết được, hai năm sau tôi có cuốn sách bán chạy nhất của thời báo NY và tôi cũng đã bán công ty của mình, cái mà tôi phải vật lộn để duy trì. Giờ đây, tôi đang được sống ở nơi tôi cảm thấy thực sự dành cho mình.
Ken: Thưa ông, điều đó thật tuyệt vời. Cảm ơn những lời chia sẻ của ông rất nhiều.
Chip: Ken, cảm ơn cậu đã cho tôi cơ hội kết nối với độc giả của mình.
Nguồn bài:
Người Dịch: Anh Thơ Người biên tập: Phạm Đại Bàng
Комментарии