top of page
Ảnh của tác giảCompassio

10 nguồn gốc hình thành lòng tự tôn thấp (Low Self-esteem)

Trước đây chúng tôi đã viết về Lòng tự tôn thấp - Low Self-esteem, nó là gì? Cần làm gì với nó?. Ở bài đăng này tôi sẽ đưa ra một tổng quan ngắn gọn về các nguyên nhân sâu xa mà lòng tự tôn thấp bắt nguồn - lịch sử và mối quan hệ với người thường xuyên chăm sóc bạn đã định hình nên quan điểm của bạn về bản thân và các yếu tố bên ngoài khác đóng góp như thế nào. Dưới đây là bản kiểm kê ngắn gọn về các nguồn gốc của lòng tự tôn thấp và cách những cảm xúc này thể hiện.


Photo by Andrew Ly on Unsplash
1. Nhân vật có thẩm quyền không chấp nhận bạn

Nếu bạn lớn lên nghe rằng bất cứ điều gì bạn làm không đủ tốt, làm thế nào bạn có thể trở thành người lớn với hình ảnh bản thân tích cực? Nếu bạn bị chỉ trích cho dù bạn đã làm gì hay cố gắng thế nào, thì sau này bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cảm thấy tự tin và thoải mái với "mặt mũi" của chính mình. Sự xấu hổ buộc bạn phải "thất bại" liên tục, điều này có thể làm bạn cảm thấy đau khổ một cách mù quáng.

2. Người chăm sóc thờ ơ hoặc không bận tâm

Thật khó để thúc đẩy bản thân muốn nhiều hơn, phấn đấu nhiều hơn và tưởng tượng rằng bạn xứng đáng hơn khi cha mẹ hoặc những người thường xuyên chăm sóc khác không mảy may để ý đến bạn - như thể những thành tựu lớn nhất của bạn không đáng chú ý. Tình cảnh này thường dẫn đến cảm giác bị lãng quên, không được biết đến, và thấy mình không quan trọng sau này. Nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy rằng bạn không đáng tin cậy với bất kỳ ai, hoặc bạn có thể tin rằng không ai ở đây và bây giờ quan tâm đến con người của bạn, mà chẳng qua đó thực sự là một cảm giác mang theo từ quá khứ. Cảm giác không được công nhận có thể dẫn đến niềm tin rằng bạn cần phải thấy tội lỗi về sự tồn tại của chính mình.

3. Những nhân vật có thẩm quyền xung đột mâu thuẫn với nhau

Nếu cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác đánh nhau hoặc làm cho nhau cảm thấy tồi tệ, trẻ em hấp thụ những cảm xúc tiêu cực và những tình huống không tin tưởng nhau đã được làm mẫu cho chúng. Nó đáng sợ, áp đảo và rối tung. Kinh nghiệm này cũng có thể xảy ra khi một phụ huynh bị quẫn trí nặng hoặc có những hành động khó lường, thất thường xung quanh đứa trẻ. Khi bạn phải chịu những xung đột quá mức giữa các nhân vật có thẩm quyền, bạn có thể cảm thấy như thể bạn đã góp phần vào các cuộc tranh cãi hoặc vào hoàn cảnh đau đớn của cha mẹ. Xung đột dữ dội được trải nghiệm như mối đe dọa khủng khiếp, nguồn kích động nỗi sợ hãi, và bạn có thể tin rằng bạn đã gây ra nó. Cảm giác "bị vấy bẩn" này có thể được mang vào tuổi trưởng thành.


Photo by Andrei Lazarev on Unsplash

4. Bị bắt nạt (và có cha mẹ không ủng hộ, động viên con cái)

Nếu bạn có sự ủng hộ, cổ vũ của một gia đình tương đối an toàn, quan tâm nhạy bén, bạn có thể có cơ hội phục hồi và cứu vãn lòng tự tôn tốt hơn sau khi bị chế giễu và bắt nạt khi còn nhỏ. Nếu bạn đã cảm thấy không an toàn ở nhà và sự tra tấn vẫn tiếp tục ở bên ngoài ngôi nhà, thì cảm giác bị lạc lõng, bị bỏ rơi, vô vọng và ngập ngụa trong sự ghê tởm bản thân sẽ ngấm dần vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nó cũng có thể cảm thấy như bất cứ ai kết bạn với bạn đang ban phát cho bạn một ân huệ, bởi vì bạn thấy chính mình tệ hại quá thể. Hoặc bạn có thể nghĩ rằng bất cứ ai bước vào cuộc sống của bạn chắc hẳn là kẻ săn mồi và không đáng tin tưởng. Không có một cuộc sống gia đình hỗ trợ, những ảnh hưởng của bắt nạt có thể được phóng đại và làm xói mòn nghiêm trọng chất lượng cuộc sống.

5. Bị bắt nạt (và có cha mẹ hỗ trợ quá mức)

Ngược lại, nếu cha mẹ bạn ủng hộ quá mức và mù quáng, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mình không được chuẩn bị cho thế giới tàn khốc. Không có cơ hội cọ xát khi còn nhỏ để phát triển lớp "da mặt dày", bạn có thể cảm thấy thách thức và thậm chí xấu hổ khi xem bản thân là không thể chịu được những thách thức của cuộc sống bên ngoài gia đình. Từ quan điểm này, bạn có thể cảm thấy tồi tệ và xấu hổ khi thừa nhận bí mật xấu xí bẩn thỉu này về bạn, ngay cả với cha mẹ bạn, bởi vì bạn cần bảo vệ họ khỏi nỗi đau mà họ sẽ chịu đựng nếu họ biết được. Thay vào đó, bạn che giấu bí mật đau đớn về những gì đã xảy ra với bạn. Sự xấu hổ có thể che mờ quan điểm của bạn. Cuối cùng, dường như ý kiến của bố mẹ bạn về bạn mâu thuẫn với quan điểm của thế giới về bạn. Nó có thể buộc bạn phải bám lấy những gì quen thuộc trong cuộc sống của bạn, bởi vì thật khó để tin tưởng được những gì là sự thực và những gì là không thực. Bạn có thể đặt câu hỏi quan điểm tích cực của cha mẹ bạn về bạn có hợp lý chăng và mặc định với ý kiến cho rằng bạn không đủ tốt hoặc trông như thể nạn nhân và nên là đối tượng của sự chế giễu.

6. Bị bắt nạt (và có cha mẹ thờ ơ)

Nếu những người thường xuyên chăm sóc bạn bận bịu trong khi bạn bị bắt nạt và coi thường trải nghiệm của bạn, hoặc họ làm bạn thất vọng khi bạn cần sự ủng hộ của họ, bạn có thể phải vật lộn với cảm giác không được chú ý, không đáng được chú ý và tức giận vì bị lừa phỉnh. Khi thế giới cảm thấy không an toàn, thì sự xấu hổ và đau đớn thật là tàn bạo, hung hãn. Những cảm giác này cũng có thể được nảy sinh nếu cha mẹ ở trong trạng thái hỗn loạn hoặc đang trong bước ngặt cuộc đời của họ - vì vậy những gì xảy ra với bạn không nằm trong tầm “bắt sóng” của bất kỳ ai. Nếu có sự hỗn loạn ngay trong chính ngôi nhà của mình, thật khó để yêu cầu sự chú ý hoặc cảm thấy có chỗ cho bạn đối diện với những cuộc đấu tranh của mình. Thay vào đó, bạn có thể rút lui vào vỏ ốc của chính mình và trở nên cô lập hơn và mắc kẹt trong sự xấu hổ.

7. Gặp những thử thách trong học tập mà không có người quan tâm hỗ trợ

Không có gì giống như cảm giác thấy mình ngu ngốc rồi từ đó tạo cho mình lòng tự tôn thấp. Nếu bạn cảm thấy như bạn không hiểu chuyện gì đang xảy ra ở trường - như thể bạn đang "lạc trôi" dần xa hơn và xa hơn mà không ai nhận ra hoặc bước vào để giúp bạn tìm ra những gì bạn cần - bạn có thể đã nội tâm hóa niềm tin rằng mình bị khiếm khuyết ở đâu đó. Bạn có thể cảm thấy bận tâm nghĩ ngợi và nghi ngờ thái quá sự thông minh của chính mình, và cảm thấy tự ti về việc chia sẻ ý kiến của mình. Cảm giác xấu hổ của như thể bạn không đủ tốt có thể khó lay chuyển, ngay cả sau khi bạn học những cách riêng để giải quyết những khó khăn trong học tập.


Photo by Marten Newhall on Unsplash
8. Chấn thương tâm lý

Bị lạm dụng ngược đãi về thể xác, tình dục hoặc cảm xúc có thể là nguyên nhân nổi bật và dễ thấy nhất của lòng tự tôn thấp. Bị ép buộc vào một vị trí mà thể chất và cảm xúc chống lại ý chí của bạn có thể khiến bạn rất khó yêu thích thế giới này, tin tưởng bản thân hoặc tin tưởng người khác, điều này ảnh hưởng sâu sắc đến lòng tự tôn. Nó thậm chí có thể cảm thấy như lỗi của bạn khi điều đó không hề là lỗi tại bạn. Rõ ràng, trong các hoàn cảnh này, có rất nhiều điều xảy ra tại một thời điểm mà bạn có thể cần phải thoát ra, tách rời, vượt thoát khỏi nó. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy như trong hư vô. Trong một nỗ lực để giành quyền kiểm soát hoàn cảnh của bạn, trong đầu bạn có thể đã thuyết phục bản thân rằng bạn đã đồng lõa với kẻ lạm đụng hoặc thậm chí là tự đổ lỗi cho mình. Bạn có thể đã tìm ra cách để đối phó với sự lạm dụng, để quản lý sự hỗn loạn nhưng theo cách mà bạn hiểu là không lành mạnh, vì vậy cuối cùng bạn có thể xem bản thân là đáng ghét và đáng xấu hổ, trong số hàng tỷ cảm giác khác nữa.

9. Hệ thống niềm tin

Khi hệ thống niềm tin tôn giáo (hoặc niềm tin khác) của bạn đặt bạn vào vị trí cảm giác như thể bạn có tội lỗi vĩnh viễn, nó có thể tương tự như trải nghiệm sống với một người có thẩm quyền mà họ không chấp nhận bạn. Cho dù phán đoán được phát ra từ các nhân vật có thẩm quyền hoặc từ một hệ thống niềm tin đã được thiết lập trong cuộc sống của bạn, nó có thể gợi lên sự xấu hổ, mặc cảm, mâu thuẫn và tự ghê tởm mình. Nhiều hệ thống niềm tin giáo điều đưa ra hai con đường: một là tất cả đều tốt và một là tất cả đều xấu. Khi bạn chắc chắn mình rơi xuống vực thẳm giữa hai con đường, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy bối rối, sai lầm, mất phương hướng, xấu hổ, giả tạo và thất vọng với chính mình hết lần này đến lần khác.

10. Xã hội và Truyền thông

Ai cũng thấy rằng những phương tiện truyền thông đã đóng khung và áp đặt tiêu chuẩn không thực tế về vẻ đẹp và vóc dáng mảnh mai. Đó là một dịch bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Bây giờ, cả nam và nữ đều cảm thấy họ không thể đo lường được những gì ngoài các tiêu chuẩn bên ngoài. Có thể những hạt giống của lòng tự tôn thấp được gieo ở nơi khác, nhưng bây giờ xã hội và các phương tiện truyền thông làm cho ta thấy đâu đâu cũng không hoàn hảo, không có sự giải thoát khỏi cảm giác bất mãn. Khi phương tiện truyền thông tiếp cận đến lứa tuổi ngày càng trẻ hơn, trẻ em phải chịu những so sánh không công bằng này ngày càng sớm hơn.

Tất nhiên, mỗi nguồn gốc gây ra lòng tự tôn thấp này đều đáng để có số lượng bài viết vô hạn nói về nó. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải hiểu rằng trải qua bất kỳ trường hợp nào trong số này khi còn nhỏ không có nghĩa là bạn phải bị ràng buộc bởi chúng khi trưởng thành. Chúng sẽ được dệt thành tấm vải cuộc đời của bạn và hấp thụ vào cảm nhận về bản thân mình theo nhiều cách khác nhau trải dài theo thời gian, nhưng có nhiều cách để cảm thấy rằng bạn được chuẩn bị tốt hơn, ít mong manh dễ vỡ hơn và tự tin hơn về phía trước. Khi trưởng thành, khi bạn nhìn lại dòng thời gian của mình, bạn có thể bắt đầu thấy rằng trong một số trường hợp, những lời chế nhạo hoặc thông điệp tiêu cực dữ dội mà bạn gặp không nhất thiết phải có ý nghĩa đối với bạn. Thay vào đó, chúng bắt nguồn từ hoàn cảnh sống của những người đã tuôn ra những lời mỉa mai đó. Viễn cảnh đó có thể giúp bạn hao mòn đi sức mạnh của những thông điệp tiêu cực về bản thân bạn đã nhận và hình thành. Hơn nữa, hiểu rằng bạn không đơn độc trong trải nghiệm của mình có thể giúp giảm mức độ bạn cảm thấy bị cô lập và đáng hổ thẹn.

Có một số trường hợp bạn phải chịu đau khổ mà có thể không thể hiểu được. Bạn không thể và không mong đợi để hiểu, đồng cảm hoặc tha thứ trong những trường hợp này. Điều quan trọng nhất là tiếp tục tìm cách để cảm thấy ổn và an toàn nhất có thể trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ. Bạn càng hiểu rõ nguồn gốc của lòng tự tôn thấp và có thể hiểu đúng chúng, bạn càng có thể sử dụng sự hiểu biết của bản thân để bắt đầu quá trình tái tạo lòng tự tôn.


Photo by Martin Vysoudil on Unsplash

 

Khuyến cáo quan trọng về bài đăng: Các bài đăng trên Compassion.vn được thực hiện bằng cách sử dụng nguồn lực cộng đồng (được dịch lại từ các nguồn khác nhau hoặc do chuyên gia cộng tác viết) - Compassion luôn nỗ lực cải thiện chất lượng nội dung (bằng cách tối ưu hóa quy trình tại hotro.compassion.vn) và nâng cao tính chuyên môn (bằng cách cộng tác với chuyên gia tại: www.compassion.vn/expert). Tuy nhiên người đọc cần tự kiểm chứng lại thông tin và đặc biệt các bài đăng không thể thay thế các giải pháp cần chuyên môn khác như trị liệu, tham vấn, coaching... (bạn có thể tham khảo danh sách từ Compassion: www.compassion.vn/booking).

--------------------------------------

Về Bài Đăng:

Người dịch: Anh Đào Lê Chuyên gia review: Đang review bởi chuyên gia: www.compassion.vn/expert

Hình thức dịch: Dịch & biên tập theo hình thức crowdsourcing tại www.compassion.vn/crowdsourcing - Cộng tác làm nội dung tại đây

0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating

SPONSORED CONTEN​T

MỜI TÀI TRỢ NỘI DUNG TRÊN COMPASSIO

bottom of page